Tìm Kiếm

Soạn Bài Bàn Luận Về Phép Học Lớp 8 Của La Sơn Phu Tử

Đề Bài: Soạn Bài Bàn Luận Về Phép Học Lớp 8 Của La Sơn Phu Tử

Bài Làm

Câu 1: Phần đầu tác giả Nguyễn Thiếp nêu khái quát mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy”. Như vậy, tác giả quan niệm rằng chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp. Không thể không học mà trở nên tốt đẹp được. Từ đó đưa ra mục đích chân chính của việc học, đó là học đạo – lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người – học để làm người.

Câu 2:

a) Sau khi xác định mục đích chân chính của việc học, tác giả soi vào thực tế xã hội đương thời và phê phán lối học lệch lạc, sai trái:

– Lối học hình thức, cầu danh lợi, không biết đến tam cương ngũ thường.

– Học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, học có danh mà không có thực, học để được danh tiếng, trọng vọng hưởng lợi lộc nhưng thực chất không nắm được gì cả.

b) Từ đó ông đã chỉ ra tác hại của lối học này: “Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”. Lối học sai trái tầm thường, lệch lạc làm đảo lộn giá trị con người. Người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, nịnh nọt nhau, đất nước không có người tài đức, từ đó dẫn đến thảm hoạ nước mất nhà tan. Đây là lời bàn luận thẳng thắn, chân thật và xác đáng của một nhà nho hết lòng vì sự học, vì đất nước.

 

Câu 3: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp bàn tới hình thức học và cách học:

+ Mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

+ Việc học phải được tiến hành tuần tự: bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.

+ Học rộng rồi tóm lược.

+ Học đi đôi với thực hành.

Câu 4:

a) Bài tấu bàn về “phép học” đó là những phép học:

– Việc học phải phổ biến rộng khắp: mở thêm trường (kết hợp hai hình thức trường công do nhà nước quản lí và trường tư do cá nhân mở để tạo Đk TL cho ng` học: Tiện đâu học đấy, ko phải đi xa như trước), mở rộng tp học

– Phép dạy lấy Chu tử làm chuẩn

– Học tuần tự từ thấp đến cao

– Học rộng rồi tóm lược cho gọn (học rộng, nghĩ sâu, tóm lược những điều cơ bản cốt yếu)

– Theo điều học mà làm (học ko phải chỉ để biết mà dể làm)

b) Tác giả đã nêu rõ tác dụng và ý nghĩa của phép học tập này là:

– Kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.

– Tạo được những người tốt.

– Từ đó triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

-> Khi đạo học thành sẽ giúp đất nước có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.

 

c) Từ thực tế của bản thân, em thấy học đi đôi với hành, học mà làm là phương pháp học tập tốt nhất. Vì qua đây, có thể gắn lý thuyết với thực hành, những kiến thức học ở sách vở được áp dụng vào thực tế.