Tìm Kiếm

Nghị luận về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Nghị luận về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy nghị luận về bài thơ cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Mở bài Nghị luận về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh người cha già kính yêu của dân tộc ta, Bác không chỉ là vị lãnh tụ của đất nước Việt Nam mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn của nền văn học nước nhà. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác đã sáng tác bài “Cảnh khuya”, một bài thơ bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya.

Thân bài Nghị luận về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Bài thơ “Cảnh khuya” được Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947, những năm thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là khoảng thời gian rất khó khăn và vất vả đối với cách mạng nước ta, Bác viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại chiến khu Việt Bắc, qua đó cũng vẽ lên bức tranh thiên nhiên Pác Pó trong đêm khuya rất sống động và hữu tình:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ đầu tiên được Người miêu tả một khung cảnh thiên nhiên đầy sinh động, và cũng thật mơ mộng, một sự kết hợp hài hòa, giữa cảnh vật và ánh trăng.

 

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian thanh tĩnh của đêm khuya, tiếng suối chảy róc rách được tác giả ví như tiếng hát rất trong trẻo và bình lặng, sử dụng nghệ thuật so sánh làm tăng thêm sự du dương của tiếng suối, cảnh vật vì thế mà cùng hòa nhịp đung đưa theo tiếng suối. Hình ảnh ánh trăng được xuất hiện trong bài hòa vào với những cây cổ thụ, với những bông hoa. Từ “lồng” biểu thị cho sự đan xen, hòa hợp với nhau, ánh trăng soi xuống những cây cổ thụ, bóng trăng lại hòa quyện cùng hoa tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng. Đưa người đọc đến với những cảm xúc yên tĩnh, đầy ý thơ.

Khung cảnh như vậy làm sao mà tác giả có thể hờ hững được, trong đêm khuya khi Bác vẫn còn đang làm việc, thiên nhiên mộng ảo như vậy khiến Người tạm gác công việc sang một bên để bước ra ngắm cảnh khuya nhiều sức hút như vậy, khung cảnh được Hồ Chí Minh thu trọn trong tầm mắt, vẽ lên cảnh thiên nhiên thật đẹp như tranh vẽ.

Hình ảnh ánh trăng hiện lên kết hợp với cảnh vật cho thấy tâm hồn một tình yêu dành cho thiên nhiên của Bác Hồ, ánh trăng chính là người bạn tri kỉ của Người cứ như nó soi sáng cùng Bác trong đêm khuya, khiến cho cảnh vật dưới ánh trăng cũng có thêm nhịp sống.

 

Một sáng tác của Bác cũng nói lên được cảnh đẹp của đêm khuya nhưng Bác lại ngắm từ trong một không gian khác đó là bài ngắm trăng có đoạn:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ…

Bên cạnh những phong cảnh thiên nhiên đó chính là một tấm lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Người miêu tả cảnh khuya như được vẽ ra, nó quá thơ mộng, thiên nhiên trước mắt thật kì diệu khiến Người phải thốt lên, sử dụng phép so sánh như vậy càng tăng thêm sự ma mị của bức tranh thiên nhiên, lúc đó người chưa ngủ được, không ngủ vì Bác còn phải làm việc, lo việc nước việc quân, lúc đó đang diễn ra kháng chiến, Bác là một vị lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh đòi lại quyền tự do, độc lập. Mang trên vai một trọng trách rất lớn và nặng nề, vì vậy Người “chưa ngủ vì lo” lo cho anh em đồng chí đồng đội, lo cho nước nhà bao giờ mới hòa bình, Bác trằn trọc cả đêm làm sao ngủ được.

Trong cảnh đêm khuya cùng với ánh trăng và tiếng suối văng vẳng cùng tâm trạng đầy lo âu, phiền muội khiến. Tất cả mọi thứ kết hợp với nhau một cách rất tự nhiên và khăng khít. Thể hiện một tình cảm với thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm và sâu lắng, lòng yêu nước sâu lặng, một tâm trạng mênh mông đều được tác giả khắc họa một cách rõ nét trong bài thơ.

 

Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, có thể nói bài thơ “cảnh khuya” là một trong những bài thơ viết về ánh trăng cực hay trong cuộc đời sáng tác nghệ thuật của Bác.

Kết luận bài văn: Nghị luận về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Bằng sự kết hơp giữa cổ điển và hiện đại Hồ Chí Minh tạo nên một cảnh khuya rất sống động nhưng cũng đầy thơ mộng, đồng thời cũng thể hiện nỗi lòng của một người chiến sỹ, một vị lãnh đạo lo cho việc nước nhà, cảnh trăng đêm khuya thật đẹp và đầy sáng tạo trong hoạt động sáng tác của Người.

Theo Vanmau.top