Tìm Kiếm

Giáo án Ngữ văn 10 theo chủ đề :Ca dao tiếng hát người dân lao động

Giáo án Ngữ văn 10 theo chủ đề:Ca dao tiếng hát người dân lao động

Hướng dẫn

Giáo án Ngữ văn 10 theo chủ đề:Ca dao tiếng hát người dân lao động

Chủ đề dạy học

TIẾNG HÁT NGƯỜI DÂN LAO ĐỘNG

Giáo Viên: Dương Diệu Hà

Ngày soạn: 23/10/2016, Tuần: 9

Tiết PPCT: 25-26-27:

Giới thiệu chung

  1. Đối tượng dạy học: HS lớp 10 cơ bản
  2. Thời lượng dạy học: 3 tiết
  3. Nội dung: Chủ đề đơn môn, tích hợp nội dung hai bài học về ca dao trong chương trình lớp 10
  • Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: Bài 1-4-6
  • Ca dao hài hước: bài 1-2

4. Mục tiêu cần đạt:

Về kiến thức:

– Nhận biết được đặc trưng thể loại ca dao

– Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn người bình dân xưa qua những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước.

– Nhận thức rõ nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao

Về kĩ năng:

– Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu ca dao theo từng đặc trưng thể loại

– Rèn luyện cho học sinh phát hiện, kĩ năng trình bày, kĩ năng phân loại, kĩ năng xây dựng kiến thức thành hệ thống và kĩ năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống

Về thái độ:

Biết quý mến tình cảm mà người dân bình dân gửi gắm qua các bài ca dao.n Đồng thời trân trọng tài năng của họ đã làm nên vẻ đẹp đa sắc cho kho tàng ca dao Việt Nam

– Yêu quý và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống

Về định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của tác giả dân gian được gửi gắm trong truyện; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

– Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

– Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm; hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm; hình thành và nâng cao những xúc cảm thẩm mỹ…

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

Phương pháp dạy học

– Phương pháp đọc, chơi trò chơi, thảo luận, đóng vai, xử lí tình huống

Kĩ thuật dạy học

– Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

A.chuẩn bị của giáo viên

-Giáo án,các tài liệu tham khảo

-Máy chiếu tranh ảnh

-Hệ thống câu hỏi,dự kiến các tình huống xảy ra.

B,chuẩn bị của học sinh

-Soạn bai

-tìm và đọc được một số bài ca dao các bài viết về ca dao đặc trưng của ca dao.

-sưu tầm các tài liệu viết về ca dao thân yêu,yêu thương tình ngía,hài hước.

II BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHÍNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ.

Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
Nhận diện dc nhân vật trữ tình trong các bài ca daoHiểu được ý ngĩa và tác dụng của các từ ngữ hình ảnh với việc thể hiện nội dung,tư tưởngVận dụng hiểu biết về thể loại đẻ phân tích lí giải vấn đề đặt ra trong ca daoTrình bày những kiến giải riêng,và những phát hiện sáng tạo về văn bản
Nhận diện được giọng điệu của ca daoPhân tích vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân trong ca dao trữ tìnhSo sánh các phương diện nội dung ngệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài.Biết tự đọc và khám phá những giá trị của các văn bản mới cùng đề tài thể loại.
Nhận điện các yếu tố nghệ thuật trong các bài ca daoNhận xét được vẻ đẹp riêng của từng bài ca dao từng loạiĐọc hiểu ca dao theo đặc trưng thể loạiThuyết minh về một vấn đề đặt ra trong ca dao.
Nhận ra đề tài cảm hứng chủ đạo ủa các bài ca daoNhận thức được nghệ thuật đậm màu sắc nhân dan trong ca daoNghị luận về vấn đề được đặt ra trong ca daoChuyển thể văn bản theo hình thức khác ( hất dân ca ).
Chỉ ra các đặc điểm về nội dung nghệ thuật của ca daoNhận diện đặc điểm nội dung nghệ thuật của ca daoSưu tầm các bài ca dao cùng nội dungTham gia các câu lạc bô về văn học dân gian
 

III KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1.Kế hoạch chung:

THỜI GIANNỘI DUNG
TIẾT 1

( tiến hành haii bước)

Bước 1: Gviên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung của chủ đề:

1. Nội dung 1: Khái quát về ca dao VN

2. Nội dung 2: nội dung của ca dao than thân.

3. Nội dung 3: Nội dung yêu thương tình tình nghĩa.

4. Nội dung 4: nội dung ca dao hài hước

5. Nội dung 5 sưu tầm các bài ca dao cùng nội dung

6. Nội dung 6: sinh hoạt tập thể hình thức diễn xướng hát dân ca

*bước 2 gv lập nhóm và giao nhiệm vụ từng nhóm

(giáo viên hướng dẫn giao nhiêm vụ cụ thể cho từng nhóm về nhà chuẩn bị nội dung để tiết học sau thực hiện)

nhómNội dung nhiệm vụ
I1 khái quát về ca dao việt nam:

– Khía niệm

– Đặc điểm

– Nội dung

– Hình thức,ngệ thuật

2 sưu tầm các bài ca dao than thân

3 sinh hoạt tập thể: hát dân ca

II1 Nội dung ca dao than thân

-Thuyết trình bài ca dao số 1

2 sưu tầm bài ca dao cùng nội dung

3 sưu tầm làn điệu dân ca bắc bộ

4 sinh hoạt tập thể: hát dân ca

III1 nội dung ca dao yêu thương tình nghĩa

Thuyết trình bài ca dao 4-6

2 sưu tầm bài ca dao cùng nội dung

3 sưu tầm các làn ca dao trung bộ

4 sinh hoạt tập thể hát dân ca

IV1 nội dung ca dao hài hước thuyết trình bài ca dao số 1-2

2 sưu tầm các bài ca dao cùng nội dung

3 sưu tầm các làn điệu dân ca nam bộ

4 sinh hoạt tập thể hát dân ca

2 TỔ CHỨC DẠY HỌC ( TIẾT 2 + 3)

a.hoạt động 1: hoạt động khởi động:

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

-giáo viên chuẩn bị một ô chữ khổ to để trình chiếu hoặc treo lên bảng gồm các câu hỏi và gợi ý cho câu trả lời

– ô chữ ca dao về đất nước

*Hàng dọc: Ô chữ ( từ chìa khóa )gồm 7 chữ cái.

*Hàng ngang:

Câu số 1. gồm 4 chữ cái

Bắc cạn có suối đãi ……..

Có hồ ba bể, có nàng ao xanh

Câu số 2 gồm 4 chữ cái

Nước sông thao biết bao giờ cạn

Núi ba vì ………vạn nào cây.

Câu số 3 gồm 4 chữ cái

Đường vô xứ ……quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Câu số 4 gồm 3 chữ cái

Cần ……gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

Câu số 5 gôm 3 chữ cái

Cao nhất là núi lam …..

Có ông lê lợi trong ngàn bước ra.

Câu 6 gồm 3 chữ cái

Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến ba lần giặc …..

Câu 7 gồm 4 chữ cái

Tháp …..đẹp nhất bông sen

Việt nam đẹp nhất có tên bác Hồ.

*Đáp án: Từ chìa khóa Việt Nam

B I T
V À N G
N G H E
THƠ
S Ơ N
T AN
MƯƠI

*Cách tiến hành:

– GV nêu câu hỏi gợi ys để học sinh giải từng ô chữ hàng ngang theo thứ tự

– HS nào hoặc nhóm nào giải được trước thì ghi điểm. Kết thúc trò chơi, ai hoặc nhóm nào được ghi điểm nhiều nhất sẽ thắng.

*Vào bài:

– Các e có nhận xét gì về những ô hàng ngang?

– Trò chơi ô chữ gợi cho e điều gì?

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của học sinhHướng dẫn của giáo viênNội dung cần đạt
HĐ1: HS đọc phần tiểu dẫn

– Em biết gì về truyện cười?

– Câu đầu tiên đóng vai trò gì trong truyện có ý nghĩa gì?

– GT những gì về thầy đồ? GT như thế có ý nghĩa gì?

– Việc dạy học là hành động khẳng định mâu thuẫn trái tự nhiên thể hiện qua những tình huống nào?

– Tình huống gặp chữ “kê” cho em biết điều gì? Thầy đồ xử lý như thế nào?

– Thế đã làm gì để hết lo lắng, hết dốt? Em nói gì về tình huống này?

– Khi bị ông chủ bắt gặp, có phải sự thông minh, lanh trí?

– Em nhận xét gì về hành vi của thầy đồ?

– Từng bước có tiếng cười, theo em do đâu mà có tiếng cười đó?

– Câu truyện phê phán điều gì, Nêu bài học cho bản thân?

– Cái cười được bắt đầu từ tình huống nào?

– Đỉnh điểm của tiếng cười?

– Em có nhận xét gì về cử chỉ của Cải?

– Trước cử chỉ ấy thầy lí xử như thế nào? hành động của thầy lí muốn nói lên điều gì?

– Tiếng cười được miêu tả bằng thủ pháp nghệ thuật gì?

– Nêu ý nghĩa của truyện?

– GV tổ chức HS tao đổi theo căp.

+ chia lớp thành các cặp trao đổi về vấn đề

+ lớp thảo luận và trình bày vấn đề

+ GV hướng dẫn h/s định hướng cách tiến hành

+ GV nhận xét và kết luận vấn đề.

– GV hướng dẫn HS đọc văn bản, chú giọng đọc thay đổi phù hợp với tình huống truyện

– GV gợi ý câu trả lời cho HS thông qua hành động nhân vật được khắc họa trong tác phẩm.

– GV gợi ý cho HS có cách nhìn khái quát, cách nhận xét 1 vấn, đề trong tác phẩm văn học.

– GV nhận xét, bổ sung và chốt ý

– GV gợi ý cho HS qua những chi tiết trong văn bản.

GV gợi ý cho HS lí giải vì sao có sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động nhân vật thầy đồ

– GV hướng dẫn HS khái quát, nhận xét một vấn đề.

– Gv hướng dẫn HS rút ra bài học cho bản thân qua văn bản và hướng HS đến phương châm sốngt ích cực, lành mạnh, có ích cho xã hội.

GV hướng dẫn HS phân vai đọc văn bản

– GV gợi ý HS chi tiết gây cười trong truyện qua lời nói và hành động của nhân vật Cải và quan xử kiện.

– GV gợi ý cho HS chú ý về hành động của thầy xử kiện

– GV gợi ý HS tìm ra nghệ thuật tạo nên tiếng cười trong câu chuyện

– gợi ý rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyện dân gian

I. Khái quát ca dao Việt Nam

1. Khái niệm

– Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân vật trong quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước.

2. Nội dung

Có:

+ Ca dao trữ tình.

+ Ca dao hài hước.

3.Nghệ thuật:

– Thể lục bát hoặc lục bát biến thể.

– Ngôn ngữ gần gũi với đời sống hằng ngày.

– Biện pháp tu từ: Hình ảnh so sánh, ẩn dụ,…

– Diễn đạt bằng một số hình thức dân gian.

II. Nội dung ca dao than thân.

1. Bài ca dao số 1

1. Nét chung:

– Hình thức mở đầu “Thân em như…”

Cuộc đời, số phận, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Lời than ngậm ngùi, xót xa gợi long thương cảm

– So sánh ẩn dụ: Đẹp, cụ thể, sinh động về nổi khổ bị phụ thuộc về giá trị thực tốt đẹp mà không ai biết đến.

2. Nét riêng:

a. Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi thanh xuân, giá trị của mình(tấm hoa đào)

Tâm trạng phấp phỏng về số phận chông chênh

Không làm chủ số phận chỉ trông chờ vào sự an ủi

b. Người phụ nữ tự ý thức về giá trị thực, vẻ đẹp bên trong của bản thân

Lờ mời gọi tha thiết, sự bộc bạch chưa thành, đáng thương

Sự ngậm ngùi xót xa cho thân phận không may nổi khát khao tình yêu

è Thân phận bị phụ thuộc, đồng thời là tiếng nói khẳng định giá trị phẩm chất cảu người phụ nữ

III.Nội dung ca dao yêu thương, tình nghĩa

1.Bài ca dao số 4

-Nối liền thương nhớ

+Hình ảnh biểu tượng qua ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, tăng cấp.

->Hình ảnh gợi nhớ gợi cảm, thân thích, gắn bó.

– Nổi nhớ trở thành niềm âu lo

->Tình yêu tha thiết, hạnh phúc bấp bênh. Nhưng không hề bi luỵ chan chưa tình cảm trong tâm

2. Bài ca dao số 6: Tình nghĩa thuỷ chung.

– Hình ảnh quen thuộc trong đời sống đã trở thành biểu tượng trong ca dao về sự gắn bó tự nhiên trong tình cảm thuỷ chung.

Hương vị của tình yêu, của cuộc sống đã được nếm trải. Đó là hương vị của tình người sắc son.

IV. Nội dung ca dao hài hước

1.Bài ca dao 1

*Tiếng cười tự trào.

Hình thức: lời đối đáp

– Lời dẫn cưới của chàng trai.

Toan Sợ

+ Dẫn voi + Quốc cấm

+ Dẫn trâu + Họ máu hàn

+ Dẫn bò +Họ nhà nàng co gân

+ Quyết định

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo mời dâu mời làng

– Mời dân mời làng: 1 con chuột béo

– Lời nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, trâu, bò- thường gặp trong ca dao, đặc biệt là trong sự tưởng tượng ra các lễ cưới thật sang trọng, linh đình.Thể hiện niềm lạc quan yêu đời của người lao động.

– Lối nói giảm dần: voi, trâu, bò, chuột→ cảnh nghèo của chàng trai

– Cách nói đối lập: voi >< quốc cấm; trâu >< máu hàn; bò >< sợ họ co gân.

→ quan tâm lo lắng cho sức khoẻ, sự an toàn của nhà gái

→ Cách nói trang trọng, lập luận có lí→ Tiếng cười sảng khoái, gợi ý tứ câu thành ngữ “đầu voi đu«i chuột”

→ Chàng trai: tâm hồn lạc quan yêu đời, phóng khoáng.

– Lời cô gái: + lấy làm sang

ý nhị, khiêm tốn: Nỡ nào em lại phá ngang → thông cảm với hoàn cảnh chàng trai.

→ tiếng cười hài hước, nhẹ nhàng.

+ Lời thách cưới: nhà khoai lang >< lợn gà

→ vô tư, thanh thản, lạc quan, yêu đời, coi trọng tình cảm.

+ Cách nói giảm dần:

củ to → mời làng

củ nhỏ → họ hàng ăn chơi

củ mẻ → con trẻ ăn chơi

củ rím, hà → lợn gà

→Lễ vật thách cưới được tận dụng và chia cho tất cả mọi người.

→ Cô gái đảm đang, tháo vát, tình cảm đậm đà với họ hàng, làng xóm, gia đình.

→ Cuộc sống đầm ấm, hoà thuận, nghèo mà vui.

* Tiếng cười tự trào thể hiện triết lí nhân sinh lành mạnh, khoẻ khoắn, ước mơ của người xưa về hạnh phúc lứa đôi.

2.Bài ca dao số 2

– NT: phóng đại, thủ pháp đối lập

+ Làm trai: khoẻ khoắn, trụ cột gia đình >< khom lưng chống gối-> ráng hết sức gánh 2 hạt vừng

→ Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, tầm thường, không đáng sức trai, không nên làm trai.

* Tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội nhằm giáo dục trong nội bộ ND, nhắc nhở nhau tránh thói hư tật xấu.

 

c.Hoạt động 3: Hoạt động thực hành, ứng dụng

– Các nhóm trình bày sản phẩm

+ Sưu tầm các bài ca dao cùng nội dung

+ Sưu tầm các làn điệu dân ca

Hoạt động bổ sung

Hình thức diễn xướng: Hát dân ca

  1. Nhóm 1: “Lý kéo chài”
  2. Nhóm 2 “ Bèo dạt mây trôi”
  3. Nhóm 3 “ Thằng bờm”
  4. Nhóm 4 “Ru con Nam Bộ”

(Tài liệu sưu tầm )

  1. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 10
  2. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 11
  3. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 12
  4. Nếu muốn tải File giáo án Ngữ văn 10-11-12 đầy đủ, theo đúng định dạng, thầy cô bấm vào đây: Tải trọn bộ giáo án Ngữ văn 10-11-12 Chuẩn cấu trúc 2018

Theo Sachvanmau.com