Giáo án Đây thôn Vĩ Dạ soạn theo phương pháp mới
Hướng dẫn
Soạn giáo án bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn lớp 11 theo cấu trúc mới, xây dựng bài học theo tiến trình hoạt động của học sinh. Giáo án định hướng phát triển năng lực
Tiết 94
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
A – MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
Về kiến thức: + Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
+ Thấy được phong cách Hàn Mặc Tử qua bài thơ: Một hồn thơ đau đớn hướng về cuộc đời trần thế, trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại, kĩ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
Về thái độ: Có được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí và nghị lực ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn.
Định hướng năng lực hình thành: năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản; năng lực giải quyết những tình huống liên quan đến văn bản; năng lực đọc- hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại; năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận…
B – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Chuẩn bị của giáo viên
– SGK, SGV, thiết kế bài giảng, tư liệu, máy chiếu…
- Các phiếu học tập: phiếu câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra
- Phân công nhóm học tập
- Chuẩn bị của học sinh: chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu sau:
- Tìm hiểu về văn học giai đoạn 1930 – 1945
- Soạn bài theo câu hỏi phâng hướng dẫn học bài
- Tìm hiểu một số lời bình về tác giả và tác phẩm
C – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Khởi động (04 phút) Hình thức: Cả lớp Kỹ thuật: Trò chơi B1: GV chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi nhận diện chân dung nhà văn qua một đoạn trích trong Thi nhân Việt Nam: Tham khảo một đoạn trích trong Thi nhân Việt Nam của nhà phê bình văn học Hoài Thanh “ Ta thoát lên tiên….trở về hồn ta cùng Huy Cận.” ? Đoạn trích gợi cho em nhớ tới những tác phẩm nào của ai mà em biết? B2. Các nhóm thảo luận, thống nhất đáp án. B3. Trong 2 phút viết và trình bày kết quả rồi đánh giá kết quả của đội bạn. B4. GV nhận xét, chốt lại. ? Em ấn tượng nhất với từ ngữ nào mà Hoài Thanh đã dùng để nói về thơ Hàn Mặc Tử. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài học. | Học sinh lần lượt hoạt động theo sự điều khiển của giáo viên. – Đại diện các nhóm học sinh lên trình bày và đánh giá về kết quả. – Một học sinh – có kiến thức khá trở lên trả lời câu hỏi số 2. |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1Tìm hiểu chung(02 phút) -Hình thức: Làm việc nhóm – Kỹ thuật: Đặt câu hỏi B1: GV nêu câu hỏi + Nhóm 1: Nêu những nét chính về cuộc đời Hàn Mặc Tử? + Nhóm 2: Nêu những nét chính về sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử? +Nhóm 3: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ? + Nhóm 4: Giới thiệu những hiểu biết của em về Vĩ Dạ? B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời B3: Đại diện các nhóm trình bầy B4: GV chốt lại 2.2 Đọc văn bản(05 phút) -Hình thức: Cá nhân – Kỹ thuật: Đặt câu hỏi B1: GV nêu câu hỏi ? Theo em nên đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào? ?Xác định bố cục và nội dung chính của từng đoạn? ? Nêu cảm nhận ban đầu của em về mạch thơ? B2: hs suy nghĩ trả lời B3: Hs trình bầy B4: GV chốt lại | I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: a) Cuộc đời: (1912 – 1940) – Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí. – Gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình – Tốt nghiệp trung học ở Huế – vào Bình Định làm ở sở Đạc Điền, sau đó vào Sài Gòn làm báo. + 24 tuổi mắc bệnh phong. +28 tuổi (1940) ông mất tại trại phong Quy Hòa -> Cuộc đời nhiều bi thương b. Sự nghiệp sáng tác:: – Nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt. – Tác phẩm tiêu biểu( sgk) – Đặc điểm thơ của Hàn Mặc Tử: + Diện mạo phức tạp, bí ẩn. + Hồn thơ vừa trong trẻo, tinh khiết, vừa đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. => Những nghiệt ngã của số phận đã ảnh hưởng sâu sắc. đến hồn thơ Hàn Mặc Tử. 2/ Tác phẩm a) Xuất Xứ: – Sáng tác _1938 – lúc đầu có tên là “ở đây thôn Vĩ Dạ” – In trong tập “thơ Điên” (1938) sau đổi thành “Đau thương” + Đặc trưng của Thơ Điên: Một trạng thái sáng tạo nặng về siêu thực, tượng trưng, huyền ảo… b) Hoàn cảnh sáng tác – Khi Hàn Mặc Tử đã lâm bệnh – Khơi nguồn cảm hứng + Từ tấm bưu ảnh mà Hoàng Cúc gửi tặng. + Từ mối tình đơn phương với Hoàng Cúc. + Từ tình yêu và kỉ niệm với xứ Huế. c) Thôn Vĩ Dạ d) Bố cục: 3 phần Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng. Khổ 3: Tâm tình của thi nhân |
2.3 Tìm hiểu câu thơ mở đầu -Hình thức: Làm việc nhóm – Kỹ thuật: Đặt câu hỏi B1: GV phát phiếu học tập, nêu câu hỏi + Nhóm 1+2: Nhận xét về hình thức và thanh điệu của câu thơ? + Nhóm 3+4: Theo em câu thơ là lời của ai, mang hàm nghĩa gì? – Các nhóm thảo luận,viết vào phiếu học tập, cử đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, góp ý, giáo viên kết luận. B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời B3: Đại diện các nhóm trình bày B4: GV chốt lại 2.4 Tìm hiểu cảnh thôn Vĩ trong hoài niệm -Hình thức: Làm việc nhóm – Kỹ thuật: Đặt câu hỏi B1: GV nêu câu hỏi -Nhóm 1: Tìm và phân tích những chi tiết miêu tả nắng thôn Vĩ? – Nhóm 2: Tìm và phân tích những chi tiết miêu tả vườn thôn Vĩ? ? Tìm và phân tích chi tiết miêu tả hình ảnh con người? B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời B3: Đại diện các nhóm trình bầy B4: GV chốt lại · Câu hỏi thảo luận mở rộng Gv nêu câu hỏi thảo luận: + Nhận xét chung về cảnh Thôn Vĩ ở khổ thơ thứ nhất? + Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của Hàn Mặc Tử đối với mảnh đất và con người nơi đây? GV: Tiểu kết bằng sơ đồ nội dung kiến thức. + Hàn Mặc Tử kh ông sinh ra ở Vĩ Dạ, đó là nơi ông đã từng đến và đi, vậy điều gì khiến cho Vĩ Dạ trở nên thân thương đến vậy? + Đối với thi nhân Vĩ Dạ có chỉ là Vĩ Dạ? | II. ĐỌC – HIỂU: 1/ Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ. a.Câu thơ mở đầu: – Hình thức câu hỏi tu từ – nhiều thanh bằng gợi âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng, da diết. – Ý nghĩa: + Lời của cô gái thôn Vĩ: Lời trách cứ nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi chân thành tha thiết của người con gái thôn Vĩ + Lời tự vấn của Hàn Mặc Tử: Lời tự vấn, tự hỏi mình là ước ao thầm kín của nhà thơ. + “Không về”- hàm ý vĩnh viễn không thực hiện được -> Niềm xót xa day dứt, nuối tiếc, cũng là tiếng nói đầy mặc cảm bởi căn bệnh hiểm nghèo. =>Câu thơ đa thanh nhưng chiều sâu là tiếng lòng của Hàn Mặc Tử, là ước ao thầm kín, là niềm khát khao được trở về thôn Vĩ, được thăm lại cảnh cũ, người xưa. b. 3 câu thiếp theo: Cảnh thôn Vĩ trong hoài niệm. + Nắng hàng cau: sự hài hòa trong cách phối màu của ánh nắng vàng rực rỡ trên nền cau xanh tươi -> ánh năng trong trẻo, mát lành. ~“Nắng mới lên”: ánh nắng ban mai tinh khôi, thanh khiết, trong trẻo, nguyên lành. – Điệp từ “nắng” -> làm bừng sáng không gian Vĩ Dạ + “mướt”:màu xanh,mượt mà, óng ả, mỡ màng + “Mướt quá”: cực tả vẻ non tơ tươi tốt, đầy sức sống của khu vườn, vừa như một tiếng reo ngỡ ngàng ngạc nhiên say đắm + Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”: màu xanh vừa có màu vừa có ánh, đó là sắc xanh lung linh ngời sáng + Đại từ “ai” phiếm chỉ -> gợi cảm giác mơ hồ không xác định. + “Vườn ai” – Vườn thôn Vĩ nửa gần, nửa xa -> gợi nhớ nhung, ngậm ngùi, xa vắng – Hình ảnh con người: “Lá trúc…” + Mặt chữ điền: đầy đặn, phúc hậu, ngay thẳng và cương trực. + Lá trúc che ngang: Vẻ đẹp kín đáo dịu dang, duyên dáng => Cảnh trong sáng, người thuần hậu. Thiên nhiên và con người hài hòa trong vẻ đẹp dịu dàng, thắm đượm tình quê, hồn quê. => Tình yêu và nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử đối với cảnh và người xứ Huế.. |
Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập 03 phút) Hình thức: Cá nhân Kỹ thuật: Đặt câu hỏi B1 Gv nêu yêu cầu học sinh nhận xétchung về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ. B2: HS thực hiện yêu cầu B3: Hs trả lời B4: Gv chốt đáp án | – Vĩ Dạ: + Địa danh cụ thể- gắn với những kỷ niệm của thi nhân + Vĩ Dạ còn tượng trưng cho thế giới bên ngoài tươi đẹp.Thèm về thăm Vĩ Dạ là thèm khát về với cuộc đời, với hạnh phúc, tình yêu. |
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng Gv nêu câu hỏi. Hs suy nghĩ làm bài tập thu hoạch ở nhà. Hs lựa chọn một trong những vấn đề sau: +Qua khổ thơ 01 em hiểu thêm gì về HNT? + Tái hiện lại bức tranh thôn vĩ bằng hình ảnh – vẽ tranh (lòng yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, con người, nghị lực của 1 con người đã vượt lên trên nghiệt ngã của số phận để sáng tác, để viết bài ca về tình đời, tình người…) |
4/ Dặn dò:
– Hệ thống lại kiến thức
– Bài mới: Đọc và soạn bài “Đây thôn Vĩ Dạ”(tiếp) theo câu hỏi trong SGK trang
Rút kinh nghiệm
Phiếu học tập số1
Tham khảo một đoạn trích trong Thi nhân Việt Nam của nhà phê bình văn học Hoài Thanh “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy cận.”
? Đoạn trích gợi cho em nhớ tới những tác phẩm nào của ai mà em biết?
Phiếu học tập số2
Tìm hiểu câu thơ mở đầu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”
+ Nhóm 1+2: Nhận xét về hình thức và thanh điệu của câu thơ?
+ Nhóm 3+4: Theo em câu thơ là lời của ai, mang hàm nghĩa gì?
– Các nhóm thảo luận,viết vào phiếu học tập, cử đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, góp ý, giáo viên kết luận.
Đây là giáo án sưu tầm
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Đây thôn Vĩ Dạ
Theo Sachvanmau.com