Tìm Kiếm

Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ Thuốc đắng giã tật

Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ Thuốc đắng giã tật

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy Viết đoạn văn nêu cách hiểu của em về câu tục ngữ “thuốc đắng giã tật”

Mở bài Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ Thuốc đắng giã tật

Trong kho tàng văn học nước nhà, ông cha ta có vô vàn câu tục ngữ để lại được nối truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đều được đúc kết từ thực tiễn trong cuộc sống với những ý nghĩa sâu sắc và nhân văn. Có câu tục ngữ rất được nhiều người nhắc đến “thuốc đắng giã tật” một câu động viên nhưng cũng có nhiều hàm ý ẩn trong đó.

Thân bài Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ Thuốc đắng giã tật

Mỗi người ai cũng phải trải qua những hôm ốm đau, bệnh tật, không ai khỏe mãi bao giờ được, chính vì vậy mà những phương thuốc dân gian giúp sức khỏe của chúng ta được bình phục, “thuốc đắng” thì mới “giã tật” mới khỏi bệnh được.

Thuốc là một dược liệu có thể là đông y hoặc tây y, nhằm giúp con người tạo ra một lớp đề kháng bảo vệ sức khỏe khỏi các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại, còn trong y học thuốc được định nghĩa là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc vacxin, sinh phẩm y tế.

Chỉ khi bị đau, bị ốm thì ta mới cần đến thuốc, bản chất của thuốc rất đắng nên con người rất sợ uống thuốc, thuốc càng đắng thì công dụng của nó càng nhiều, nhưng mỗi lần nhắc đến thuốc cảm giác đầu tiên đã thấy vị đắng trong miệng rồi, vị đắng của thuốc làm cho tâm lý người ốm cũng có chút ám ảnh. Chính vì nỗi sợ, và nắm bắt được những cảm nhận đó mà ông cha ta có câu “thuốc đắng giã tật” có một bộ phận người vì sợ mà bỏ qua bệnh tình, bảo là bệnh tự khỏi, chỉ có thuốc mới chữa trị khỏi căn bệnh của chúng ta, thuốc giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.

 

Ngày nay khi xã hội càng ngày càng phát triển có rất nhiều loại thuốc tây, có nhiều trường hợp phải kết hợp cả đông y và tây y mới chữa được bệnh, nhiều thuốc trị các bệnh, nhưng tính chất của thuốc là đắng vẫn không thay đổi. Nếu thuốc ngọt thì ai lúc nào cũng muốn uống rồi, đâu chờ khi có bệnh mới uống, thuốc chính là được tạo ra từ cây cỏ thiên nhiên có tác dụng trị bệnh. Có rất nhiều căn bệnh quái ác, người bệnh phải thật chăm chỉ uống thuốc thì mới khỏi hết bệnh được.

Hãy cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi mà uống thuốc để có một sức đề kháng khỏe mạnh, ít ốm đau bệnh tật, trong mọi hoàn cảnh và thời tiết. Trong câu tục ngữ đã ám chỉ đúng với tâm lý về vị đắng của thuốc, đó cũng là lời khuyên nhủ cho mọi người nên uống thuốc khi có bệnh, nếu bệnh không được chữa khỏi chứ dai dẳng, lâu dài, về sau chữa không kịp, khi bệnh còn nhẹ thì hãy chữa trị ủ bệnh đến lúc bệnh nặng mới đi chữa thì thuốc cũng không còn tác dụng nữa rồi.

Còn có thể hiểu thuốc đắng còn là thể hiện những gian nan vất vả, khó khăn mà chúng ta vấp phải trong cuộc sống, sống trên đời còn bao nhiêu chông gai đang chờ đợi chúng ta, không ai biết trước được sẽ gặp phải những vất vả gì, chỉ cần chúng ta có sự can đảm, quyết tâm vượt qua thì mọi khó khăn đều bước qua dễ dàng.

 

Phải có vấp ngã thì mới trưởng thành được, đời không như ta mơ chỉ có màu hồng rồi có lúc trong cuộc sống, công việc, học tập sẽ có sự cản trở, chúng ta không nên sợ hãi mà phải tiếp tục hoàn thành, tiếp tục sống để có một tương lai tươi sáng đang chờ đợi mỗi chúng ta. Càng như vậy thì khi nhận được thành quả ta mới thấy nó thật có giá trị, thật ý nghĩa, rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.

Ngoài ý nghĩa thông thường như vậy trong câu tục ngữ còn ẩn chứa một hàm ý khác trong đó, con người cũng thường hay nói “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” thể hiện sự thẳng thắn trong lời nói, không giấu diếm, hay ngụy biện. Nói lên sự thật có thể làm mất lòng người khác nhưng cũng là sự thật, việc thật ngay trước mắt không thể từ chối chấp nhận được.

Sự trung thực, thẳng thắn thể hiện trước mặt người khác, đôi lúc cũng khiến họ tự ái, mất lòng thật nhưng khi mình nói sự thật thì giúp họ điều chỉnh hành vi của cá nhân làm sao cho những hành động chưa đúng phù hợp với xã hội và hoàn thiện bản thân hơn, cũng như trong các hoạt động của tập thể, cùng tiến bộ và phát huy được hết năng lực mình có giúp đất nước phát triển.

Ông cha ta còn có câu “mất lòng trước, được lòng sau” cùng ý nghĩa đều nói đến sự thẳng thắn, nhưng như thế là người giúp ta, ta giúp người. Cùng nhau phấn đấu phát triển, đạt được mục tiêu mà mình đặt ra. Biết rằng mỗi người một tính cách, suy nghĩ khác nhau, lối sống khác nhau nhưng phải điều chỉnh như thế nào cho đúng, phù hợp với từng hoàn cảnh.

 

Một triết gia đã nói rằng: “Người bạn thân nhất của ta là người chỉ trích những lỗi lầm của ta một cách gay gắt nhất”, câu nói rất đúng rất chính xác, chỉ có những người thân, người bạn tốt mới chỉ ra những lỗi lầm của ta giúp ta điều chỉnh ngay hành vi của mình, nếu như không ai nói cho ta biết, bản thân khó có thể nhận ra được.

Kết luận: Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ Thuốc đắng giã tật

Qua câu tục ngữ “thuốc đắng giã tật” ta hiểu được không chỉ về công dụng của thuốc mà còn thể hiện những đạo lý, cách sống mà các cụ muốn dạy con cháu mình, đất nước mỗi ngày một khác có những con người thẳng thắn giúp ta biết cái sai, cái chưa tốt để sửa đổi và phù hợp với xã hội.

Theo Vanmau.top