Tìm Kiếm

Cảm nghĩ về bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Cảm nghĩ về bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nghĩ sâu sắc của em về bài cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Mở bài Cảm nghĩ về bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Cảnh khuya là một trong những bài thơ giàu cảm xúc của Bác trong những tháng ngày gian lao mà hào hùng của dân tộc với những cảnh đẹp giản dị mà vô cùng nên thơ. Trong những năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân pháp ở chiến khu Việt Bắc là thời kì mà Bác viết rất nhiều các bài thơ và bài Cảnh khuya được Bác cho ra đời từ đó.

Thân bài Cảm nghĩ về bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Những bài thơ,những vần thơ kháng chiến của Người đều toát lên tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên đất nước của mình,với tinh thần trách nhiệm lớn lao của một vị lãnh đạo,một ị cha già dân tộc, Bác mang trong mình một lòng nhiệt huyết một tinh thần trách nhiệm cao cả,đang trèo chống con thuyền kháng chiến nhưng vẫn toát lên được phong thái ung dung,lạc quan của một con người luôn tin tưởng vào một gày mai tươi sáng.

Từ xa xưa Trăng là nguồn cảm hứng của rất nhiều thi nhân nhưng cho đến khi bài thơ Cảnh Khuya của BÁc ra đời mới toát lên hết được vẻ đẹp của ánh trăng. Ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên mà nó còn là một người bạn tri kỉ,có thể chia sẻ buồn vui có những lúc trăng như dòng suối mát làm xóa tan đi hết bao nhiêu ưu phiền mệt mỏi sau những phút căng thẳng. Bác cũng vậy sau những giờ làm việc căng thẳng thì tìm đến Trăng để tạm quên đi những vất vả.Biết bao nhiêu công việc bề bộn thế nhưng khi đọc thơ của Bác ta lại thấy hiện lên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp thật gần gũi.

 

Qua bài thơ ch ta thêm hiểu phần nào về con người của Bác một con người không chỉ có tình yêu với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đâm với thiên nhiên,bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cảnh khuya thể hiện sinh động quan điểm thẩm mĩ,nhân sinh cao đẹp,phong cách nghệ thuật độc đáo của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đồng thời là một nhà thơ lớn. tiếng suối trong như tiếng hát xa được ví von như một giọng hát của người con gái từ xa vọng lại. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa một vẻ đẹp vừa mang đậm bản săc nhân gian vừa trang nghiêm cổ kính. Câu thơ của Bác làm ta nhớ đến Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi:

Côn Sơn có suối nước trong

Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm

Nguyễn Trãi ví tiếng suối với tiếng đàn còn Bác lại ví tiếng suối với giọng hát,Nguyễn Trãi tả suối nước trong còn Bác lại nghe tiếng nước trong. Người cảm nhận âm thanh chứ không tả cảnh vật tả màu sắc. trong đêm khuya thanh vắng giữa chốn núi rừng lắng nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa. Ngay câu mở đầu Cảnh Khuya đã đưa ta đến một thế giới thiên nhiên hiền hòa với cảm giác gắn bó thân thiết. câu thứ hai mang đậm chất tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp.

 

Bóng trăng và bóng cây cổ thụ lại in lồng trong hoa,trong những cây lá ở dưới-nét bút nhỏ,tinh tế. câu thơ như vẽ ra một không gian rộng lớn mới những mảng màu đen trắng lồng lẫn vào nhau bởi tâm hồn Bac rất tinh tế giàu chất thơ,Bác quen nhìn các sự vật hiện tượng trong một mối quan hệ tự nhiên nên Người đã phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên.

Kết luận Cảm nghĩ về bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Qua bài thơ cảnh khuya ta thấy được lòng yêu quê hương đất nước,yêu thiên nhiên của Bác. Chỉ với một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn Hồ Chí Minh đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp về núi rừng việt bắc trong những năm tháng kháng chiến.

Theo Vanmau.top