Tìm Kiếm

Giới thiệu về giàn bầu hoặc giàn bí. Bài Văn mẫu hay chọn lọc cho học sinh lớp 8.


Dường như trở thành một thông lệ, cứ đến mùa gặt lúa vụ Đông Xuân, trước sân nhà tôi lại có một giàn bầu đây quả. Giàn bầu là kết quả mà ba thu được sau khi bỏ ra bao công sức. Quả thật ba có tay trồng cây trái, ít có nhà nào có được giàn bầu như thế. 

Để có được giàn bầu lấy trái phục vụ cho bữa ăn của bà con hàng xóm trong vụ gặt lúa Đông Xuân, ba phải gieo hạt từ trước Tết. Sau Tết cũng là lúc bầu bắt đầu leo lên giàn bằng mấy cái chà tre và tỏa đi các hướng. Thường thì mỗi lần ba trồng khoảng 2 đến 3 dây ở các góc khác nhau. Khi dây bầu đã cao hơn đầu người, ba bắt đầu làm giàn cho nó. Ban đầu chỉ là bốn cái trụ với mấy thanh tre bắc ngang dọc, dần dần giàn bầu rộng thêm ra theo độ lan tỏa của dây bầu. Ngọn bầu dài ra rất nhanh theo một đường thắng, một đêm nó có thể dài thêm ra nữa mét. Vì vậy, ngày nào ba cũng phải dậy sớm tăng thêm không gian cho nó. Khi dây bầu bò ra rộng nhất cũng là lúc sân nhà tôi không còn một khoảng trống. Từ ngõ vào đến nhà tất cả đều là nơi ngự trị của dây và trái bầu, nó còn bò cả lên mái nhà rồi kết trái trên đó. Có khi đến cuối mùa, khi đầy bầu héo được gỡ xuống mới phát hiện ra vài ba trải trốn mình trên mái tranh, lúc đó thì chỉ biết dùng vỏ trái bầu làm để đựng nước chứ không ăn uống gì được nữa. 

Lũ chúng tôi ngày đó rất thích leo trèo chạy nhảy nên ba không cho tham gia làm giản vì sợ chúng tôi ngã. Đổi lại, ba bảo tưới nước cho cây. Mỗi lần như vậy, ba anh em tranh nhau tưới. Tưới đến nỗi xói cã gốc làm lộ rễ ra ngoài, rồi còn biến gốc bầu thành vùng nước và dây bầu bất đắc dĩ trở thành cây lúa. Cũng nhờ bầu vốn để sống, nếu không, giàn ba làm chẳng biết cho thứ gì leo nữa. 

Cả nhà ai cũng quý dây bầu và giàn bầu. Mỗi ngày trước khi trời tối, chúng tôi thường ra đánh dấu xem ngọn bầu đang ở đâu để sáng thức đây xem nó dài được bao nhiêu. Hồi hộp nhất là được theo dõi trái báu đầu tiên hiện hữu trên giàn. Chúng tôi quan sát nó từ lúc còn bé như đầu cây tâm cho đến lúc nở hoa rồi thành trái. Khi phát hiện ra ngọn bầu có quả đầu tiên, má thường dặn chúng tôi không được dụng đến vì sợ nó sẽ rụng hoặc chai đi. Còn chúng tôi thì như muốn mang nó xuống để chăm sóc vì lo sợ nó sẽ không đậu thành trái. Mỗi lần đi học hay đi đầu về chúng tôi cũng đều ghé thăm nó xem đã lớn đến đầu rồi. 

Trái bầu đầu tiên thường được để lại làm giống cho vụ sau. Trái bầu đó được ba chăm rất kĩ. Vì nó nặng nhất nên ba phải cột dây vào phần bụng neo lên giàn để nó khỏi kéo làm đứt dây. Nó sẽ nằm đó cho đến cuối mùa, khi dầy bầu tàn ba sẽ hái xuống đem phơi vài ngày rồi mang vào treo trong bếp. Đến mùa gieo hạt năm sau sẽ mang xuống bổ ra lấy hạt đem ươm. Trong bụng nó chứa đến hàng vạn mầm sống, ba chỉ gieo một ít, còn lại đem cho hàng xóm, ai trồng được thì trồng. Gần như cả xóm ai cũng xin hạt về trồng, vậy mà đến mùa, vẫn không có nhà nào có được giàn bầu thứ hai như giàn bầu của ba. 

Hoa bầu nở về đêm nên nó kết trái nhiều nhất vào mùa trăng sáng. Vào mùa trăng nhìn giàn bầu thật thích mắt, trái lớn trái bé cứ đung đưa như đưa nôi. Hồi nhỏ tôi không hiểu tại sao chỉ đến mùa trăng bầu mới nhiều trái. Thắc mắc nhưng không dám hỏi vì sợ nói ra bầu sẽ không đậu trái nữa (đó cũng là thói quen kiêng kị của người dân). Sau này mới biết bầu thụ phấn nhờ côn trùng. Chỉ khi trăng sáng, các loại côn trùng mới hoạt động nhiều, chúng mang phấn từ hoa đực sang hoa cái. Nhờ đó bầu mới đậu trái. 

Khi giàn bầu của ba sai trái cũng là lúc quê tôi vào mùa gặt. Chính vì vậy, nhà nào đến ngày gặt lúa cũng đến nhà dặn ba một hai trái bầu về làm canh cho người gặt ăn cơm trưa. Sống ở quê nghèo nên ai cũng quý những thứ như thế. Nhà khá giả thì mua tôm tép, thịt còn không thì ra đồng bắt cua về nấu với bầu, đơn giản hơn thì trộn với thứ khác hoặc luộc chấm mắm. Bầu vốn để chế biến thành món ăn. Để canh bầu được ngon, ngọt thì người nấu canh thường xào tôm, thịt, hay cua gia vị cho thấm rồi đổ nước vào nấu cho sôi lên, rồi cho bầu xắt mỏng vào. Đợi sôi vài dạo, bầu vừa chín tới là nhắc xuống, không được nấu bầu chín quá sẽ mất ngon. 

Hết mùa gặt cũng là lúc dây bầu dần tàn. Dây bầu sẽ cho những đợt trái cuối cùng nhưng nó không còn ngon ngọt, mềm như lúc đầu còn 

sung sức. Biết là trái bầu lúc này ăn không ngon nhưng ba vẫn chưa vội phá giàn đi vì thấy tiếc, tiếc cho bao công sức ba vun trồng, làm giàn, chăm bón; tiếc cho những gì mà dầy bầu đã cho con người trong suốt thời gian nó tồn tại. Nhưng cuối cùng thì đây bầu cũng khô héo và chết đi, kết thúc một chu kì sống. Ba ngậm ngùi kéo dây và tháo giàn xếp vào một góc, đợi sang năm lại tiếp tục làm giàn cho dây bầu mới. 

Một mùa như thế, không thể tính được giàn bầu ra được bao nhiêu trái. Ban đầu chúng tôi còn đếm trên giàn có mấy trái nhưng khi cây đã sai quả thì không thể nào đếm được nữa. Tôi chỉ biết là cả xóm hầu như nhà nào cũng một lần đến nhà tôi hái bầu mang về làm thức ăn, có nhà đến vài ba bốn lần. Cứ như vậy, trái bầu ba trồng trở thành thức ăn của nhiều nhà trong xóm, và giàn bầu cũng trở thành quen thuộc với mọi người. 

Giàn bầu đã lùi vào dĩ vãng gần 10 năm khi gia đình phải xa quê hương. Nhớ về giàn bầu là nhớ về những kỉ niệm của một thời gian khổ, nhớ về cuộc sống tình nghĩa ở quê hương.