Tìm Kiếm

Ôn tập tác phẩm trữ tình

1. Đối chiếu tác phẩm để điền tên tác giả cho chính xác:

Tác phẩm
Tác giả
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lí Bạch
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
Cảnh khuya
Hồ Chí Minh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Trần Nhân Tông
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
2. Sắp xếp tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng và tình cảm được biểu hiện:
Tác phẩm
Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
Qua đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
Sông núi nước Nam

ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
Tiếng gà trưa

Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
Bài ca Côn Sơn

Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
Cảnh khuya

 Tình yêu thiênnhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
3. Sắp xếp để tên tác phẩm(hoặc đoạn trích khớp với thể thơ):
Tác phẩm
Thể thơ
Sau phút chia li
Song thất lục bát
Qua đèo Ngang
Bát cú đường luật
Bài ca Côn Sơn
Lục bát
Tiếng gà trưa
Thể thơ khác
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Thể thơ khác
Sông núi nước Nam
Tuyệt cú
4. Các ý kiến không chính xác là: a, e, i, k.
5. Điền vào chỗ trống:
a) Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ trình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thểtruyền miệng.
b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c) Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ.