Tìm Kiếm

Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận



I. Kiến thức cơ bản
 1. Lập luận trong đời sống
a) - Đọc các ví dụ sau và cho biết bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận.
(1) Hôm nay trời mưa, chúng ta  không đi chơi công viên nữa.
(2) Em rất thích đọc sách, vì qua sách  em học được nhiều điều.
(3) Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
Gợi ý: Lập luận là cách đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) để dẫn dắt thuyết phục người nghe (đọc) chấp nhận một quan điểm, tư tưởng nào đó của người nói (viết). Quan điểm, tư tưởng cần được chấp nhận ấy là kết luận. Quan sát bảng sau:
- Nhận xét về vị trí, mối quan hệ giữa kết luận và luận cứ trong các câu trên. Có thể hoán đổi vị trí giữa luận cứ với kết luận được không?
Gợi ý: Quan sát bảng sau:
Luận cứ
Kết luận
Hôm nay trời mưa
chúng ta  không đi chơi công viên nữa.
vì qua sách  em học được nhiều điều.
Em rất thích đọc sách
Trời nóng quá
đi ăn kem đi.
Nguyên nhân
Kết quả
Có thể hoán đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận, ví dụ:
Chúng ta không đi chơi công viên nữa, (vì) hôm nay trời mưa.
b) Dưới đây là các kết luận, hãy lựa chọn những luận cứ thích hợp để xây dựng thành một lập luận hoàn chỉnh (điền vào vị trí dấu ba chấm).
(1) Em rất yêu trường em ...
(2) Nói dối rất có hại ...
(3) ... nghỉ một lát để nghe nhạc thôi.
(4) ... chúng ta cần biết nghe lời cha mẹ.
(5) ... em rất thích đi tham quan.
Gợi ý:
- ... vì ...
- ... vì ...
- Mệt quá, ...
- "Cá không ăn muối cá ươn; Con không nghe lời cha mẹ, trăm đường con hư.", ...
- Đi tham quan sẽ được biết thêm nhiều điều mới lạ nên ...
c) Dưới đây là các luận cứ, hãy viết tiếp phần kết luận.
(1) Ngồi mãi ở nhà chán lắm ...
(2) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá ...
(3) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe ...
(4) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó …
(5) Cậu này ham bóng đá thật ...
Gợi ý: Chú ý lựa chọn kết luận phù hợp với luận cứ cho trước và đúng với thực tế.
- (1): ..., phải ...
- (2): ..., phải ...
- (3): ... khiến cho ...
- (4): ... cho nên phải ...
- (5): ... chẳng chịu ...
2. Lập luận trong văn nghị luận
a) Dưới đây là các luận điểm thường gặp trong văn nghị luận. Hãy đọc và nhận xét về đặc điểm chung của chúng.
(1) Chống nạn thất học.
(2) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
(3) Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
(4) Sách là người bạn lớn của con người.
(5) Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
Gợi ý: Hãy so sánh với các kết luận trong mục 1. b trên để thấy được đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.
b) Tuỳ chọn một đề bài nghị luận đã được giới thiệu trong các bài học trước, hãy hình thành lập luận bằng cách đặt ra những câu hỏi sau:
- Vì sao phải nêu ra luận điểm đó?
- Luận điểm đó có nội dung gì?
- Luận điểm đó có cơ sở nào trong thực tế?
- Luận điểm đó có tác dụng gì?
Gợi ý: Trả lời các câu hỏi trên, thực chất là tiến hành xác định các luận điểm nhỏ, các luận cứ thích hợp và sắp xếp chúng cho hợp lí, nhằm dẫn dắt đến kết luận, làm cho người đọc, người nghe đồng ý với luận điểm của mình. Chẳng hạn, với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:
- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.
- ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?
- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?
Đọc lại bài ích lợi của việc đọc sách (bài 19) để kiểm tra lại các phương án trả lời.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Đọc lại hai truyện Thầy bói xem voiếch ngồi đáy giếng. Với mỗi truyện, hãy rút ra một kết luận dưới dạng một luận điểm để có thể dùng làm đề bài cho bài văn nghị luận.
Gợi ý:
- Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng.
- ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.
2. Lập luận cho hai luận điểm vừa xác định được.
Gợi ý:
- Xây dựng lập luận chính:
+ Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện - kết quả)
+ ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. ( quan hệ suy luận bác bỏ - khẳng định)
- Từ những lập luận chính đã xác định được, hãy đặt các câu hỏi để xây dựng luận điểm phụ và các luận cứ tương ứng; sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo bố cục 3 phần. Chú ý thiết lập mối quan hệ lập luận giữa ba phần, chẳng hạn, với đề Không được chủ quan, kiêu ngạo, có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:





sự giàu đẹp của tiếng việt
Đặng Thai Mai
I. Về Tác giả
Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn. Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,...
II. Kiến thức cơ bản
1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:
- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.
- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:
+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;
+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.
2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế. ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".
3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.
Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao, có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.
4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:
- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.
5.* Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.
Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
iii. rèn luyện kĩ năng
1. Tóm tắt
Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
2. Cách đọc
Cũng giống như văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đoạn trích này được tổ chức rất chặt chẽ, lô gích với hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng vừa sinh động vừa khoa học. Ngoài các yêu cầu chung khi đọc kiểu bài nghị luận (đã trình bày ở bài trước), cần chú ý đến tổ chức ngôn ngữ riêng, giọng điệu và cách hành văn riêng của từng tác giả, tác phẩm. Cụ thể, trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, hệ thống lập luận được trình bày theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ thực tiễn đến lí luận, trong đó có cả lí luận về tiếng, về vần, về thanh, từ từ vựng đến ngữ pháp, ngữ âm,...
Nếu như trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cấu trúc trùng điệp của văn bản có gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc nhưng lại có thể giúp bạn đọc nắm bắt được nhịp điệu một cách nhanh chóng thì trong văn bản này, đặc điểm đó lại không được thể hiện một cách rõ ràng (dẫu tác giả có sử dụng biện pháp lặp cấu trúc). Yêu cầu chung với các văn bản nghị luận vẫn là tập đọc trước nhiều lần để nắm bắt được tư tưởng, nhất là mạch văn của tác giả, từ đó có sự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp.
3. Đọc bài Tiếng Việt giàu và đẹp (trích trong cuốn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Phạm Văn Đồng) và ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Có thể lấy các ví dụ kiểu như:
-                                        Đường vô xứ Huế quanh quanh,
                                 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ…
(Ca dao)
-                               … Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
                                Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
(Ca dao)
- … Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh.
    (Mai Văn Tạo)
- … Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)