$pageIn Đêm. Bên ly cà phê, trong ánh sáng vang vọt của cây đèn bàn. Quê hương là gì trong tôi ?
Là gì trong tôi nếu không phải là những cảm giác, những mùi vị, những màu sắc của một khoảng trời yên bình. Ai cũng có quê hương, và quê hương tôi cũng gắn với tuổi thơ êm ả.
Biết bao nhiêu thời khắc đã qua đi, những ngày thơ ấu vẫn đem lại cho tôi những cảm xúc thân thuộc đến lạ kì. Dường như mọi thứ vẫn còn mới nguyên, như mới hôm qua đây thôi tôi còn đi tắm suối với anh chị em. Hò hét giữa dòng suối cạn nhưng trong vắt giữa cái nhìn hiền từ của ông ngoại. Ông ngoại hồi ấy còn khỏe mạnh lắm. Ông còn là người tạo ra những trận cười không dứt cho đàn cháu bằng những câu hù dọa rất ngộ nghĩnh của mình. Có lần, trên đường đi lên suối, ông hù tụi tôi: người ta nói mùa này cá sấu nhiều lắm đó. Cả đám chúng tôi cười to: ông nói xạo. Nhưng gương mặt ông rất tỉnh: tụi bây không tin phải không ? Mặc dù vẫn hùa theo với anh chị rằng “không” nhưng lúc này đây, tôi nghĩ chắc mấy anh chị mình ai cũng thấp thỏm như mình hồi đó rằng: “có thiệt không ta ?”
Quê hương tôi không chỉ là một ngôi làng nhỏ dưới chân núi, không chỉ là một mái nhà gỗ giữa vườn cây ăn trái sum suê, mà còn là con đường làng đất đỏ, con suối uốn quanh. Và trong khung cảnh quê hương không thể thiếu nụ cười hóm hỉnh của ông, cái nhìn trìu mến của bà và những bữa cơm rộn vang tiếng cười với gia đình.$pageOut $pageIn
Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Trong kí ức của tôi, tôi chẳng thể nhớ có cô giáo nào dạy tôi yêu quê hương không nữa. Hay tôi còn quá nhỏ để nhớ ? mà khi lớn lên tôi lại nghĩ chẳng có cô giáo nào dạy chúng tôi yêu quê hương bằng lời nói cả. Chỉ có quê hương mới khiến chúng tôi biết nhớ thương. Tình cảm con người, dù là với mẹ với cha, không phải là tình cảm được dạy dỗ, mà là tình từ trong tim. Sao chúng ta có thể yêu mẹ nếu đó không phải là một người nâng niu chúng ta, cho chúng ta bú mớm trong vòng tay dịu dàng ? lẽ nào tôi lại yêu một người bỏ tôi trong bệnh viện lúc tôi còn đỏ hỏn ? Tôi không trách những người không có tình cảm thân thuộc với Việt Nam khi họ được sinh ra và lớn lên trên đất nước khác. Làm sao chúng ta có thể trách họ là mất gốc được bởi vì cái gốc đó chỉ có trong nguyên quán của cha mẹ họ chứ chẳng phải là cái nơi mà họ chơi đu quay năm 3 tuổi, đi tắm biển năm 5 tuổi, đi nghịch tuyết năm 7 tuổi.
Và quê hương, tự nó như một người mẹ bảo bọc đàn con. Bằng những hàng cây, những căn nhà, những con đường, những kỉ niệm. Quê hương là bà mẹ ân cần nhất để những khi chúng ta trở về sau những biến cố của cuộc đời được thấy long nhẹ nhõm. Quê hương là bà mẹ giàu long vị tha nhất cho những ai trong chúng ta lỡ lần nào đó trong đời chối bỏ quê hương nghèo khó. Quê hương là một điều gì đó thật khó diễn tả trong long mỗi người. Nó là máu thịt, là kỉ niệm, là tuổi thơ. Tình cảm lớn lên theo thời gian, theo những cảm nhận, những gắn bó.
Tôi gắn bó với quê hương tôi bằng mùi cây cỏ vùng đồng nội. Bạn tôi gắn bó với quê hương bằng những con phố Thái Hoà xao xác me bay. Anh gắn bó với vùng biển nhấp nhô đầu sóng. Ai cũng có một hình ảnh than thương để giữ, để nhớ, và để yêu. $pageOut
Là gì trong tôi nếu không phải là những cảm giác, những mùi vị, những màu sắc của một khoảng trời yên bình. Ai cũng có quê hương, và quê hương tôi cũng gắn với tuổi thơ êm ả.
Biết bao nhiêu thời khắc đã qua đi, những ngày thơ ấu vẫn đem lại cho tôi những cảm xúc thân thuộc đến lạ kì. Dường như mọi thứ vẫn còn mới nguyên, như mới hôm qua đây thôi tôi còn đi tắm suối với anh chị em. Hò hét giữa dòng suối cạn nhưng trong vắt giữa cái nhìn hiền từ của ông ngoại. Ông ngoại hồi ấy còn khỏe mạnh lắm. Ông còn là người tạo ra những trận cười không dứt cho đàn cháu bằng những câu hù dọa rất ngộ nghĩnh của mình. Có lần, trên đường đi lên suối, ông hù tụi tôi: người ta nói mùa này cá sấu nhiều lắm đó. Cả đám chúng tôi cười to: ông nói xạo. Nhưng gương mặt ông rất tỉnh: tụi bây không tin phải không ? Mặc dù vẫn hùa theo với anh chị rằng “không” nhưng lúc này đây, tôi nghĩ chắc mấy anh chị mình ai cũng thấp thỏm như mình hồi đó rằng: “có thiệt không ta ?”
Quê hương tôi không chỉ là một ngôi làng nhỏ dưới chân núi, không chỉ là một mái nhà gỗ giữa vườn cây ăn trái sum suê, mà còn là con đường làng đất đỏ, con suối uốn quanh. Và trong khung cảnh quê hương không thể thiếu nụ cười hóm hỉnh của ông, cái nhìn trìu mến của bà và những bữa cơm rộn vang tiếng cười với gia đình.$pageOut $pageIn
Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Trong kí ức của tôi, tôi chẳng thể nhớ có cô giáo nào dạy tôi yêu quê hương không nữa. Hay tôi còn quá nhỏ để nhớ ? mà khi lớn lên tôi lại nghĩ chẳng có cô giáo nào dạy chúng tôi yêu quê hương bằng lời nói cả. Chỉ có quê hương mới khiến chúng tôi biết nhớ thương. Tình cảm con người, dù là với mẹ với cha, không phải là tình cảm được dạy dỗ, mà là tình từ trong tim. Sao chúng ta có thể yêu mẹ nếu đó không phải là một người nâng niu chúng ta, cho chúng ta bú mớm trong vòng tay dịu dàng ? lẽ nào tôi lại yêu một người bỏ tôi trong bệnh viện lúc tôi còn đỏ hỏn ? Tôi không trách những người không có tình cảm thân thuộc với Việt Nam khi họ được sinh ra và lớn lên trên đất nước khác. Làm sao chúng ta có thể trách họ là mất gốc được bởi vì cái gốc đó chỉ có trong nguyên quán của cha mẹ họ chứ chẳng phải là cái nơi mà họ chơi đu quay năm 3 tuổi, đi tắm biển năm 5 tuổi, đi nghịch tuyết năm 7 tuổi.
Và quê hương, tự nó như một người mẹ bảo bọc đàn con. Bằng những hàng cây, những căn nhà, những con đường, những kỉ niệm. Quê hương là bà mẹ ân cần nhất để những khi chúng ta trở về sau những biến cố của cuộc đời được thấy long nhẹ nhõm. Quê hương là bà mẹ giàu long vị tha nhất cho những ai trong chúng ta lỡ lần nào đó trong đời chối bỏ quê hương nghèo khó. Quê hương là một điều gì đó thật khó diễn tả trong long mỗi người. Nó là máu thịt, là kỉ niệm, là tuổi thơ. Tình cảm lớn lên theo thời gian, theo những cảm nhận, những gắn bó.
Tôi gắn bó với quê hương tôi bằng mùi cây cỏ vùng đồng nội. Bạn tôi gắn bó với quê hương bằng những con phố Thái Hoà xao xác me bay. Anh gắn bó với vùng biển nhấp nhô đầu sóng. Ai cũng có một hình ảnh than thương để giữ, để nhớ, và để yêu. $pageOut