Họ tên: Lương Thùy Trang Lớp: 10A15
Đề: Suy nghĩ và hành động của anh/chị về nhiệm vụ của người học sinh “kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên của nhà trường.”
Thật vậy, trong môi trường học đường hiện nay thầy cô luôn nhắc nhở chúng ta về việc lễ phép với cha mẹ và người lớn, phải đi thưa về trình. Vậy lễ là gì? Lễ là tập hợp ngững nguyên tắc, phương thức ứng xử giữa người và người trong một cộng đồng nhất định, là văn minh văn hóa, kỷ cương, phép cư xử trong gia đình và xã hội. Nó còn là những nền tảng luân lý, nền tảng tổ chức gia đình, xã hội, quốc gia, là sự phân định tôn ti trật tự với những khuôn phép được công nhận và thực thi. Lễ hiểu rộng hơn là đạo đức của con người. Cùng với pháp luật, lễ điều tiết sự ổn định trật tự xã hội, đồng thời nâng sự phát triển tính nhân văn của xã hội lên cao hơn. Với một cá nhân lễ duy trì đạo đức cá nhân, tiết chế hành vi, ngôn ngữ của con người, là mô phạm của luân lý và trên cơ sở đó mà thể hiện tri thức của con người. Với xã hội lễ tạo nên sự hài hòa trong sinh hoạt cộng đồng, ổn định được trật tự xã hội, đưa con người vào nền nếp, qui củ, duy trì thuần phong mĩ tục, nâng cấp xã hội lên một bước phát triển cao hơn, văn minh hơn và lịch sự hơn. Lễ còn tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc. Cứ như thế lễ gắn kết mọi người lại gần nhau hơn và con người ngày càng hiểu biết sâu rộng mở tấm lòng tri thức để yêu thương con người.
Từ thuở ấu thơ cho đến những ngày bước chân vào môi trường học đường, mỗi con người, mỗi học sinh chúng ta đều được thầy cô rèn luyện tư cách đạo đức trước khi học kiến thức văn hóa. Học sinh được dạy về xã hội loài người, tôn ti trật tự, lễ nghi cộng đồng, truyền thống đạo lý, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, giá trị vật chất và tinh thần dân tộc, trách nhiệm với gia đình xã hội đất nước. Học sinh được quản lí và giáo dục bằng một nội qui nghiêm ngặt để từ đó hình thành đức tính kỉ luật và một thói quen hoàn thành trước nhiệm vụ, xây dựng lòng kính trọng thầy cô, các cán bộ công nhân viên của nhà trường, đoàn kết thân ái với bạn bè và tập cho mình thích nghi với mọi hoàn cảnh sống sau này. Ở gia đình, biết trên kính dưới nhường, biết chào hỏi, giữ gìn phép tắc, gọi dạ bảo vâng, để hình thành những thói quen tốt, tính nết ôn hòa, tác phong nghiêm túc, cư xử đúng mực. Người có lễ là người hiếu kính với ông bà, cha mẹ, những lời ru của mẹ cũng là những bài học thắm đẵm tình người. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cũng chính là ta đã rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp của con người đó là lòng nhân ái, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, sự trung thực,… Lễ chính là thước đo phẩm chất của con người, mỗi người được học lễ, có đạo đức tốt chính là nền tảng để xây dựngđạo đức xã hội. Chúng ta không được coi việc tôn trọng và duy trì tôn ti trật tự là cổ hủ lạc hậu, mà chỉ nên bỏ những gì không còn thích hợp với thời đại mới như mê tín dị đoan, kỳ thị sắc tộc. Phát huy dân chủ nhưng không được quá trớn theo kiểu “ cá mè một lứa”, coi việc chào kính thưa trình là nệ cổ, phong kiến mà ăn nói trống không, thô tục, ở nhà không biết kính nể bố mẹ, ở trường không vâng lời thầy cô, ngoài đường thì vượt qua pháp luật.
Đáng trách những kẻ không chịu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, những kẻ dốt nát mà không chịu học tập. Những kẻ đó sẽ trở thành những phần tử xấu xa trong xã hội, họ sẽ sa ngã, sẽ rơi vào những trạng thái xấu nhất, tối tăm nhất của con người. Học lễ là cả một quá trình lâu dài, mỗi người cần phải có ý chí, sự cố gắng để việc học đạt kết quả cao, ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, không chỉ học ở trường lớp, trong sách vở mà còn phải học từ thực tế cuộc sống xung quanh ta. Là những người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải quyết tâm tu dưỡng bản thân về cả đức và tài để sau này trở thành những công dân Việt Nam có tâm hồn cao thượng, có lòng nhân hậu bao la, có phong cách văn minh lịch lãm, đồng thời cũng có hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, xã hội, hiểu biết chuyên sâu và cặn kẽ một số lĩnh vực khoa học kĩ thuật công nghệ, có kĩ năng, kỹ xảo trong thao tác và đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi ích cho dân tộc và nhân loại. Muốn vậy, chúng ta phải quyết tâm phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi thì ngay từ bây giờ, phấn đấu học hỏi suốt đời để đền đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô và xã hội, đáp ứng yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, hoà nhập với nền văn minh nhân loại.
Như vậy lễ thật sự rất quan trọng trong đời sống chúng ta, nó là biểu hiện của con người có văn hóa, có đạo đức. Lễ là nhân tố tích cực trong việc xây dựng nên nhân cách của một con người, như Bác Hồ đã nói:” Có tài mà không có đức là người vô dụng…”.
Đề: Suy nghĩ và hành động của anh/chị về nhiệm vụ của người học sinh “kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên của nhà trường.”
Bài làm
Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lý đó, chữ lễ được đặt lên hàng đầu. Cuộc sống này, đối với học sinh chúng ta chữ lễ luôn là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên hành vi nhân văn của con người, nhất là đối với những người đã sinh thành, dạy dỗ ta nên người và các cán bộ công nhân viên của nhà trường thì ta phải luôn kính trọng. Chữ lễ thật quan trọng trong đời sống chúng ta, nhờ có nó mà mối quan hệ của con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.Thật vậy, trong môi trường học đường hiện nay thầy cô luôn nhắc nhở chúng ta về việc lễ phép với cha mẹ và người lớn, phải đi thưa về trình. Vậy lễ là gì? Lễ là tập hợp ngững nguyên tắc, phương thức ứng xử giữa người và người trong một cộng đồng nhất định, là văn minh văn hóa, kỷ cương, phép cư xử trong gia đình và xã hội. Nó còn là những nền tảng luân lý, nền tảng tổ chức gia đình, xã hội, quốc gia, là sự phân định tôn ti trật tự với những khuôn phép được công nhận và thực thi. Lễ hiểu rộng hơn là đạo đức của con người. Cùng với pháp luật, lễ điều tiết sự ổn định trật tự xã hội, đồng thời nâng sự phát triển tính nhân văn của xã hội lên cao hơn. Với một cá nhân lễ duy trì đạo đức cá nhân, tiết chế hành vi, ngôn ngữ của con người, là mô phạm của luân lý và trên cơ sở đó mà thể hiện tri thức của con người. Với xã hội lễ tạo nên sự hài hòa trong sinh hoạt cộng đồng, ổn định được trật tự xã hội, đưa con người vào nền nếp, qui củ, duy trì thuần phong mĩ tục, nâng cấp xã hội lên một bước phát triển cao hơn, văn minh hơn và lịch sự hơn. Lễ còn tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc. Cứ như thế lễ gắn kết mọi người lại gần nhau hơn và con người ngày càng hiểu biết sâu rộng mở tấm lòng tri thức để yêu thương con người.
Từ thuở ấu thơ cho đến những ngày bước chân vào môi trường học đường, mỗi con người, mỗi học sinh chúng ta đều được thầy cô rèn luyện tư cách đạo đức trước khi học kiến thức văn hóa. Học sinh được dạy về xã hội loài người, tôn ti trật tự, lễ nghi cộng đồng, truyền thống đạo lý, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, giá trị vật chất và tinh thần dân tộc, trách nhiệm với gia đình xã hội đất nước. Học sinh được quản lí và giáo dục bằng một nội qui nghiêm ngặt để từ đó hình thành đức tính kỉ luật và một thói quen hoàn thành trước nhiệm vụ, xây dựng lòng kính trọng thầy cô, các cán bộ công nhân viên của nhà trường, đoàn kết thân ái với bạn bè và tập cho mình thích nghi với mọi hoàn cảnh sống sau này. Ở gia đình, biết trên kính dưới nhường, biết chào hỏi, giữ gìn phép tắc, gọi dạ bảo vâng, để hình thành những thói quen tốt, tính nết ôn hòa, tác phong nghiêm túc, cư xử đúng mực. Người có lễ là người hiếu kính với ông bà, cha mẹ, những lời ru của mẹ cũng là những bài học thắm đẵm tình người. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cũng chính là ta đã rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp của con người đó là lòng nhân ái, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, sự trung thực,… Lễ chính là thước đo phẩm chất của con người, mỗi người được học lễ, có đạo đức tốt chính là nền tảng để xây dựngđạo đức xã hội. Chúng ta không được coi việc tôn trọng và duy trì tôn ti trật tự là cổ hủ lạc hậu, mà chỉ nên bỏ những gì không còn thích hợp với thời đại mới như mê tín dị đoan, kỳ thị sắc tộc. Phát huy dân chủ nhưng không được quá trớn theo kiểu “ cá mè một lứa”, coi việc chào kính thưa trình là nệ cổ, phong kiến mà ăn nói trống không, thô tục, ở nhà không biết kính nể bố mẹ, ở trường không vâng lời thầy cô, ngoài đường thì vượt qua pháp luật.
Đáng trách những kẻ không chịu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, những kẻ dốt nát mà không chịu học tập. Những kẻ đó sẽ trở thành những phần tử xấu xa trong xã hội, họ sẽ sa ngã, sẽ rơi vào những trạng thái xấu nhất, tối tăm nhất của con người. Học lễ là cả một quá trình lâu dài, mỗi người cần phải có ý chí, sự cố gắng để việc học đạt kết quả cao, ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, không chỉ học ở trường lớp, trong sách vở mà còn phải học từ thực tế cuộc sống xung quanh ta. Là những người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải quyết tâm tu dưỡng bản thân về cả đức và tài để sau này trở thành những công dân Việt Nam có tâm hồn cao thượng, có lòng nhân hậu bao la, có phong cách văn minh lịch lãm, đồng thời cũng có hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, xã hội, hiểu biết chuyên sâu và cặn kẽ một số lĩnh vực khoa học kĩ thuật công nghệ, có kĩ năng, kỹ xảo trong thao tác và đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi ích cho dân tộc và nhân loại. Muốn vậy, chúng ta phải quyết tâm phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi thì ngay từ bây giờ, phấn đấu học hỏi suốt đời để đền đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô và xã hội, đáp ứng yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, hoà nhập với nền văn minh nhân loại.
Như vậy lễ thật sự rất quan trọng trong đời sống chúng ta, nó là biểu hiện của con người có văn hóa, có đạo đức. Lễ là nhân tố tích cực trong việc xây dựng nên nhân cách của một con người, như Bác Hồ đã nói:” Có tài mà không có đức là người vô dụng…”.