Phân tích tác phẩm “Cô bé bán diêm”
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy phân tích tác phẩm “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đec-xen
Mở bài Phân tích tác phẩm “Cô bé bán diêm”
An-đec-xen (1805-1875) là một nhà văn nổi tiếng của đất nước Đan Mạch, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, nhưng ông có tài viết văn chương, ông có rất nhiều tác phẩm hay nổi tiếng. Tiêu biểu là tác phẩm Cô bé bán diêm, tác phẩm này không chỉ nổi tiếng ở trong quốc gia mà nó còn lan tỏa ra phạm vi thế giới. Tác phẩm thể hiện được tình thương vô bờ bến của tác giả dành cho tất cả trẻ em nghèo, trong tác phẩm còn có sự kết hợp của yếu tố hư cấu làm nên một tác phẩm xuất sắc và được rất nhiều quốc gia biết đến.
Thân bài Phân tích tác phẩm “Cô bé bán diêm”
Câu chuyện Cô bé bán diêm làm cảm động lòng người, chuyện kể về cô bé với số phận bất hạnh: mẹ mất sớm, cha cô bắt cô đi bán diêm, trong cái đêm giao thừa năm đó giá buốt và đêm đã khuya cô vẫn chưa bán được bao diêm nào, nếu không bán được chắc chắn về sẽ lại bị ba đánh. Đói và rét, cô bé ước có lò sửa ấm, có ngỗng quay, có cây thông noel và ước bà nội sống lại cùng em đón giao thừa. Lần lượt các ước mơ chỉ là mộng tưởng đi qua, cô bé đã chết trong cái đêm lạnh giá ấy, đêm giao thừa bước sang năm mới.
Tất cả những mong muốn đó đều được thực hiện qua mỗi lần quẹt diêm và lần thứ năm cô đã quẹt hết những que diêm, cùng lúc đó cô bé ra đi cùng với những điều ước của mình.
Thời điểm bắt đầu câu chuyện là một đêm đặc biệt, đêm giao thừa và đêm đó tất cả mọi người đều vui vẻ hạnh phúc sum vầy cùng với gia đình, họ đi ngoài đường bên cạnh nhau, họ hạnh phúc trong mái ấm tại nhà. Nhưng không ai biết có một số phận bất hạnh vẫn còn đang lang thang bán những hộp diêm cả ngày hôm nay cô chẳng bán được bao nào về cha sẽ đánh, quần áo mỏng manh, đầu trần, chân không mang dép và cô rất đói bụng. Lúc này, khung cảnh xung quanh cô bé đẹp đẽ và ấm áp cửa sổ mọi nhà đều sáng rực và mùi thơm của những chú ngỗng quay bay khắp nơi. Cô bé lại nhớ về ngày xưa khi bà nội còn sống cô cũng có một đêm giao thừa hạnh phúc như thế này. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập làm cho tình cảnh của cô bé hiện giờ càng lúc càng đáng thương.
Cô bé ngồi nép vào trong một góc tường ở giữa hai ngôi nhà cho đỡ lạnh, bây giờ về kiểu gì cha cũng đánh đòn vì hôm nay không bán được bao diêm nào với lại ở nhà cũng rét như ở đây thôi. Từng cơn gió lùa qua lạnh thấu xương, lúc đó em đã ao ước được sưởi ấm bằng một que diêm: “chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi ấm cho đỡ rét một chút nhỉ?” Thế là que diêm đầu tiên cháy lên, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, sau đó sáng chói, trông đến vui mắt. Ngọn lửa chắp cánh cho những ước mơ bắt đầu. Em hơ tay lên que diêm sau đó tưởng tượng như đang ngồi trước lò sửa bằng sắt có những hình nổi bằng đồng trắng. Thật dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa, cứ thế. Những mộng tưởng và thực tại xen kẽ nhau. Em sao ước mình đang được ngồi bên lò sửa thì tốt biết bao. Nhưng một lúc sau que diêm cháy hết và em lại trở về với thực tại phũ phàng.
Em muốn mình được sống trong thế giới kì diệu ấy. Em quẹt que diêm thứ hai, bức tường như biến thành vải màu. Em nhìn thấu vào tận trong nhà, bàn ăn đã dọn sẵn, khăn trải bàn trắng tinh, toàn là bát đĩa bằng vàng và có một con ngỗng quay ở đó. Điều kì diệu là con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa có cả dao ăn, phuốc-sốt cắm trên lưng và tiến về phía em bé thì que diêm vụt tắt trước mắt em là bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Trở về với hiện thực quanh em là bóng tối mịt mù, phố vắng tanh, cái đói như gào thét có vài người khách qua đường họ thật ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò điều đó làm cho cô bé càng trở nên đáng thương hơn.
Nhưng không em không thể dừng lại, em tiếp tục quẹt que diêm thứ ba. Que diêm bùng cháy, em muốn đêm giáng sinh phải có cây thông noel, cây thông noel lớn và trang trí lộng lẫy hiện ra. Nhưng lần nào cũng vậy que diêm vụt tắt và em lại trở về với hiện tại.
Que diêm thứ tư lại bùng cháy, em bé nhìn thấy bà nội xuất hiện và mỉm cười với em, và que diêm sắp tắt em tiếp tục quẹt que diêm thứ năm để níu kéo hình bóng của bà, để xin bà cho đi theo đến thế giới không còn đói rét và nghèo khổ nữa. Bà cụ cầm lấy tay em bé và hai người bay cao mãi, họ đã về với Thượng đế.
Kết luận bài văn: Phân tích tác phẩm “Cô bé bán diêm”
Qua năm lần quẹt diêm lần lượt các ước mơ của cô bé được thực hiện trong trí tưởng tượng, nhiều người đọc đã không cầm được nước mắt. Ta thấy đây là một câu chuyện làm cảm động lòng người, với cái tài của nhà văn Đan Mạch chúng ta thấy được cái vô tâm của con người, khi một em bé nghèo khổ đã phải chết trong cái đêm lạnh giá không ai hay biết. Những số phận bất hạnh trên cuộc đời còn rất nhiều, con người chúng ta nên sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.
Theo Vanmau.top