Phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”
Bài làm
Nếu như Vũ Trọng Phung được coi là “ông vua phóng sự đất Bắc” thì Nguyễn Tuân được mệnh danh là một “cây bút tài hoa uyên bác”. Những tác phẩm của ông để lại cho đời nhiều những suy ngẫm về một thời đã xa. Ông luôn đi tìm những vẻ đẹp tiềm ẩn, những vẻ đẹp của một thời bị quên lãng. “Chữ người tử tù” là một tác phẩm được trích trong tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân (1940). Đây là một tác phẩm rất đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Nhân vật Huấn Cao là nhân vật nổi bật nhất trong truyện được khắc họa với nhiều đức tính tốt đẹp: tài hoa, khí phách hiên ngang, và thiên lương trong sáng.
Nguyễn Tuân là một người cả đời luôn đi tìm cái đẹp, những vẻ đẹp bao lâu nay đã bị quên lãng. Nghệ thuật chơi chữ và một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, nhưng thời lúc bấy giờ khi thực dân Pháp xâm lược những nét đẹp truyền thống đã bị chúng cấm đoán, xóa bỏ. Những nhà nho trí thức nhiều người bất mãn với triều đình đã vùng lên đấu tranh, giải cứu cho những người dân nghèo. Nguyễn Tuân đã mượn hình tượng Cao Bá Quát để xây dựng hình tượng Huấn Cao một người có tài năng uyên bác nhưng lại bị thời thế chèn ép, ông đã xả thân vì nghĩa lên án tố cáo triều đình thối nát lúc bấy giờ. Dù vậy ông vẫn giữ được vẻ đẹp tài hoa uyên bác của mình, cái khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng.
Huấn Cao trước hết được Nguyễn Tuân khắc họa là một người nghệ sĩ tài hoa. Ngay từ đầu tác phẩm chúng ta được biết danh tiếng của ông nổi khắp cái vùng tỉnh Sơn này. Huấn Cao được lấy hình tượng từ Cao Bá Quát, ông là một người viết chữ rất đẹp. Ngày xưa những nho sĩ muốn thể hiện cái trí cái tài thông qua việc viết chữ có đẹp có vuông hay không. Có người viết chữ đẹp và cũng sẽ có người biết chơi chữ, đây là một thú chơi tao nhã của những con người biết thưởng thức cái đẹp. Họ sẽ treo chữ ở những nơi trang trọng nhất để có thể toát lên vẻ đẹp của môn nghệ thuật này. Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa, “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” của ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Tài năng của ông đượng vang danh khắp nơi đến ngay cả viên quản ngục của một huyện nhỏ cũng biết đến “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…) có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một báu vật ở trên đời”. Một ước nguyện nhỏ nhoi của viên quản ngục đó chính là muốn có chữ của ông Huấn để treo trong nhà.
Huấn Cao không chỉ mang vẻ đẹp tài hoa uyên bác mà còn mang vẻ đẹp khí phách hiên ngang bất khuất. Vì bất mãn, căm ghét với những chế độ cuả triều đình, ông không muốn làm theo những điều vô lí, muốn cứu giúp dân lành, ông đã bị bắt giam nhiều lần nhưng đều bẻ khóa và trốn thoát. Nay Huấn Cao bị bắt nằm trong tay quyền uy của viên quản ngục nhưng ông không hề nao núng lo sợ. Ngay từ khi bước vào ngục ông đã thể hiện bằng việc “dỗ gông”, “lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Được viên quản ngục thiết dãi rượu thịt rất hậu hĩnh, dù không biết chuyện gì đang xảy ra nhưng ông vẫn ung dung, đường hoàng nhận rượu thịt. Là một tử tù nhưng trước những thế lực của triều đình ông vẫn giữ được khí chất hiên ngang của một người anh hung.
Huấn Cao còn là một người có thiên lương trong sáng và cao đẹp. Khi bước vào ngục ông đã bắt đầu tỏ thái độ lạnh lùng, kiêu bạc, thậm chí coi thường những trò “tiểu nhân thị oai” của bọn lính lệ cũng như hành động kì lạ thiết đại rượu thịt của viên quản ngục. Huấn Cao là người trọng cái đẹp, dù ông viết chữ “đẹp lắm” “vuông lắm” nhưng ông không bao giờ ép mình vì vàng ngọc mà cho chữ ai bao giờ. Ông chỉ cho những ai biết trân trọng yêu quý cái đẹp… Nhưng khi hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, “cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài” khi biết họ thành tâm xin chữ. Huấn Cao “mỉm cười với thầy thơ lại” thực sự ông đã mở lòng. “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Có một chút gì đó ân hận, một chút cảm động sâu sắc của một tấm lòng trước một tấm lòng. Trước cái chết sắp gần kề, ông không sợ cái chết nhưng ông sợ sẽ chẳng có ai biết chơi chữ như viên quản ngục ông quết định cho chữ nhà cái nhà tù ẩm thấp này, Và cũng tại nơi đây đã diễn ra “một cảnh tượng xưa nay chưa từ thấy”.
Tất cả những vẻ đẹp tài hoa uyên bác, khí phách hiên ngang, và thiên lương trong sáng đã hội tụ lại kết tinh thành hình tượng anh hung Huấn Cao- một vẻ đẹp cao thượng. Nguyễn Tuân càng làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao khi đặt chúng trong không gian ngục tù. Vẻ đẹp cao thượng được đặt trên nền được đặt trên nền đen tối của nhà ngục càng làm sáng thêm vẻ đẹp ấy. Cũng đã tố cáo được chế độ thối nát lúc bấy giờ, vùi dập những nét đẹp truyền thống, những con người anh hung lương thiện. Dù cổ đeo gông, tay xiềng xích nhưng Huấn Cao vẫn say sưa đậm tô nét chữ càng làm sáng bừng lên nhân cách của ông, Huấn Cao đại diện cho ánh sáng đã chiến thắng bóng tối, sự cao cả chiến thắng những phàm tục, dơ bẩn.
Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng Huấn Cao thông qua việc sự dụng các biện pháp nghệ thuật với tình huống truyện độc đáo, sự gặp gỡ tình cơ, bất ngờ giữa Huấn Cao và Viên quản ngục, giữa một thiên lương trong sáng với một thiên lương trong sáng. Ông còn sự dụng biện pháp tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sự cao quý và phàm tục…Ngôn ngữ giàu chất tạo hình tô đậm thêm vẻ đẹp của một thời xa vắng.
Huấn Cao đại diện cho cái đẹp, vừa có tài vừa có tâm trong sáng không chịu luồn cúi khất phục dưới cái xấu. Nhưng ông lại kính nể trân trọng trước cái thiện và cái đẹp. Nguyễn Tuân đã xây dựng được một hình tượng nhân vật đáng phải kính trọng, chính ông cũng là người lưu giữ được những nét đẹp truyền thống, “suốt đời đi tìm cái đẹp”. Vẻ đẹp của tài năng, khí phách, và thiên lương của Huấn Cao đã góp phần tô đập khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ lòng yêu nước thầm kín.