Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh
Bài làm
Mười bốn năm bị giam cầm trong tù ngục của chính quyền Tưởng Giới Thạch đã để lại cho Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều tâm tư và xúc cảm. Trong khoảng thời gian đó, Người đã sáng tác nhiều bài thơ, trong đó phải kể đến bài “Chiều tối” – được in trong cuốn “Nhật kí trong tù” – là tên tập thơ Người làm khi bị giam trong nhà tù Trung Quốc.
Nhan đề “Mộ” – tức “Chiều tối” – cho thấy Người sáng tác bài thơ khi mà ánh sáng của ban ngày đang gần như tắt hẳn. Người nhìn sự thay đổi của cảnh vật xung quanh:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
Sau một ngày kiếm mồi, những chú chim với đôi cánh chập choạng vì mệt cũng bắt đầu bay về rừng, trở lại tổ ấm để nghỉ ngơi. Ấy vậy mà Người vẫn bị áp giải, không được tự do tự tại như chú chim nhỏ kia, không thể trở về mái ấm gia đình. Câu thơ bày tỏ nỗi niềm nhớ nhà da diết của Người khi đang phải xa quê.
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Giữa bầu trời, một đám mây lẻ loi cũng mang dáng vẻ uể oải. Dù không muốn nhưng Người cũng không thể àm theo ý mình. Dẫu trời đã tối, bản thân mệt mỏi nhưng Người vẫn phải tiếp tục cuộc hành trình khổ lao. Vậy nên cảnh vật cũng như mang nỗi niềm u uất của người bị tù đày.
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên, nhà thơ bắt gặp bóng dáng của một người sơn nữ đnag xay ngô. Cuộc sống lao động khiến cho bức tranh thiên nhiên trở nên sống động. Ánh lửa hồng bập bùng trong lò than cũng khiến cho cảnh chiều hôm ấm áp, rực rỡ hơn bao giờ hết. Bao mệt mỏi, nặng nề bong như được giải tỏa bởi chữ “hồng” cuối câu thơ. Dường như tình yêu dành cho những con người lao động đã làm cho Người quên đi bản thân mình đang là một người tù bị đày ải.
Bài thơ “Chiều tối” được sáng tác khi Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi vào cảnh tù đày nhưng dư âm còn đọng lại với người đọc lại là một niềm vui ấm áp. Đó là vì Bác đã quên đi nỗi khổ của riêng mình mà mang theo niềm vui lao động của cô gái miền sơn cước bên bếp lửa bập bùng cháy ngọn lửa hồng. Phải là một con người có tâm hồn cao đẹp mới có thể quên đi nỗi khổ của bản thân để hướng về niềm vui nhỏ giữa đời thường. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết về Bác:
“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.