Tìm Kiếm

Nghị luận xã hội :Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có

Nghị luận xã hội:Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có

Hướng dẫn

Nghị luận xã hội: Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau ;

Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có

Mở bài: nêu vấn đề: Trong những đức tính quý báu của con người, độ lượng là đức tính được nhiều người yêu mến,Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có.

Thân bài:

1. Giải thích câu ngạn ngữ

– Người độ lượng: người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót người khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình.

– Ý nghĩa: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha là đức tính tốt trong mỗi con người. Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần, được sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người.

  1. Phân tích -bình luận

Vì sao chúng ta cần tha thứ cho người khác?

– Cuộc sống khó tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. Tha thứ, độ lượng với người khác cũng có nghĩa là cho người đó cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình, sống tốt hơn, tự tin hơn.

– Tha thứ, độ lượng với người không chỉ giúp cho người được tha thứ nhẹ lòng và sống tốt hơn mà ngay cả người tha thứ cũng thanh thản, không phải mang tâm lí nặng nề thậm chí là dằn vặt trong lòng.

– Chúng ta không tha thứ, lưu giữ trong tâm trí mình những bực bội và tức giận. Chúng ta không tha thứ, vẫn giữ mãi những điều thuộc về quá khứ sẽ trở người thành bảo thủ, cố chấp. Mọi thứ có thể đổ vỡ hoặc theo chiều ngày càng tồi tệ. Cả hai phía không thoát khỏi mâu thuẫn, hiểu lầm, tác hai trăm đường.

– Tha thứ cũng như giải pháp có lợi nhiều hơn, nên làm trừ những trường hợp nguy hiểm và nguy hai đến danh dự, tính mạng và sự sống còn của cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia dân tộc.

– “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn”.

Vì sao người độ lượng lại thấy mình giàu có?

– Sống độ lượng, thẳng thắn, chân thành, cởi mở giúp ta xây dựng tốt các mối quan hệ với xung quanh, hòa nhập với tập thể, đoàn kết và tiến bộ. Mỗi người tự hoàn thiện và sống hạn chế sai lầm, tránh hiểu lầm và phạm lỗi

– Tha thứ là món quà kì diệu của chúng ta dành tặng cho người khác. Trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương, gieo hận thù sẽ gặp hận thù

3. Bàn bạc mở rộng vấn đề

– Tha thứ độ lượng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức. Biết cách tha thứ và tha thứ kịp thời đem lại nhiều tác dụng. Không biết tha thứ đôi khi cũng làm nên tội lỗi, đẩy người khác mắc tiếp sai lầm và trượt thêm xa.

-Tha thứ, độ lượng không đồng nghĩa với dung túng cho lỗi lầm của người khác. Đôi khi cần thẳng thắn phê phán, trừng trị kẻ ác, giúp họ nhận ra sai lầm

-Điều quan trọng là tha thứ phải có tác dụng, giúp cho người trong cuộc nhận ra được lỗi lầm và chân giá trị đời sống, rút kinh nghiệm và sống tốt hơn

Người viết cần lấy dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu minh họa, không phân tích sâu dẫn chứng.

Bài học rút ra ; Cần độ lượng với những người xung quanh, sống hòa đồng nhân ái, bao dung,…

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Độ lượng là đức tính quý báu mà mỗi người chúng ta cần cố gắng phát huy
Bộ đề Nghị luận xã hội có đáp án