Nghị luận xã hội: Mục tiêu và con đường đạt được mục tiêu đó
Hướng dẫn
Đề bài: Tối 22-12-2013 trong tập phát sóng thứ 2 của chương trình Vn IDol, một thí sinh nam đã quỳ xuống van xin 4 vị giám khảo cho anh ta một cơ hội vào vòng trong sau khi phần trình diễn của mình không đạt.
Để bày tỏ sự đồng tình với hành động trên, có ý kiến cho rằng: “Nếu có một mục tiêu đúng đắn thì bất kì hành động nào để đạt được mục tiêu đó cũng đều là chiến thắng”.
Anh/ chị có đồng tình với quan điểm đó không?
Hãy viết một bài văn trình bày ý kiến của mình.
Hướng dẫn cách làm:
Đây là dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí bàn về con đường để đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
Mở bài: Giới thiệu hành động quỳ xuống xin ban giám khảo của bạn thí sinh trong cuộc thi VN IDol.
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mục tiêu và cách thức, con đường đạt được mục tiêu đó.
Thân bài:
Bước 1:Nói sơ qua về hành động của bạn thí sinh trong cuộc thi.Đó là hành động của một thí sinh trong buổi thử giọng VN IDol.chương trình truyền hình thực tế này được phát vào lúc 20 giờ ngày 12-12 trên sóng VTV3.Dù hát đến 2 bài nhưng nhược điểm phát âm không rõ nguyên âm của nam thí sinh không thuyết phục được 3 vị giám khảo. Anh làm mất khá nhiều thời gian khi liên tục xin được cơ hội, hứa khắc phục nhược điểm, cố gắng nài nỉ, thậm chí quỳ gối cầu xin BGK trao vé vàng để được vào vòng trong. Tuy rất khó xử, 4 giám khảo đều từ chối cho anh cơ hội đi tiếp.->> Ý nghĩa của hành động: Mục tiêu lớn nhất của anh là được lọt vào vòng trong và thực hiện ước mơ được làm ca sĩ. Để đạt được mục tiêu đó, anh đã quỳ xuống van xin ban giám khảo được hát thêm 1 bài nữa để có cơ hội vào vòng trong. ->> Mục tiêu đúng đắn nhưng con đường thực hiện, cách thức thực hiện mục tiêu khiến nhiều người phê phán.
Bước 2: Bình luận về con đường/ cách thức thực hiện mục tiêu:”Nếu có một mục tiêu đúng đắn thì bất kì hành động nào để đạt được mục tiêu đó cũng đều là chiến thắng”.
Đề bài yêu cầu viết 1 bài văn trình bày ý kiến của mình, học sinh có thể đồng tình hoặc phản đối nhưng phải đưa ra được dẫn chứng và lập luận thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
+ Trong cuộc sống, mỗi người đều có những ước mơ, hoài bão và tự đặt ra cho mình những mục tiêu cần phần đấu. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi người thực hiện theo những cách thức nhất định. Tuy nhiên không phải ai cũng xác định được hướng đi đúng đắn.
+ Dù con đường thực hiện có nhiều chông gai, thử thách, chúng ta cần nỗ lực hết mình. Chúng ta hiểu rõ rằng mình hoàn toàn có thể biến ước mơ thành hiện thực – nếu như chúng ta đã cố gắng và quyết tâm hơn, dám vượt lên chính mình, dám giữ vững niềm tin về một viễn cảnh ta đã từng ước mơ, dám thực hiện những gì chúng ta đã suy nghĩ.
+Tuy nhiên, có những mục tiêu ngoài khả năng của bản thân, có những ước mơ viển vông, xa rời thực tế, chúng ta không nên quá ảo tưởng để rồi thất vọng.( mục tiêu của bạn thí sinh này là 1 ví dụ, bạn hát không hay nhưng vẫn cố gắng nài nỉ ban giám khảo cho phép hát thêm 1 bài để có cơ hội vào vòng trong).
+Thành công rất quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là trong 1 cuộc thi. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng: NỖ LỰC đạt được thành công, chứ không phải CỐ GẮNG GIÀNH GIẬT BẰNG MỌI GIÁ. Hành động của bạn thí sinh trong cuộc thi không phải là sự nỗ lực, mà là TỰ HẠ THẤP MÌNH, gây khó dễ cho Ban giám khảo. Bởi đây là một cuộc thi giọng hát hay, thí sinh có thể chinh phục Giám khảo bằng chính giọng hát ( tài năng ) của mình chứ không phải bằng những lời cầu xin và hành động quỳ lạy. Đây không phải là một cuộc xin- cho, đây là một cuộc thi. Bởi vậy con đường thực hiện ước mơ/ cách thức thực hiện ước mơ của bạn không phù hợp và bị mọi người lên án.
+ Liên hệ: Trong thực tế có nhiều người giành chiến thắng không phải bằng tài năng thực sự mà bằng những thủ đoạn đáng phê phán,
+ Phê phán: …
Bài học rút ra:
+ Thành công rất quan trọng, mỗi chúng ta cần nỗ lực đạt đến đỉnh vinh quang nhưng cần phấn đấu bằng con đường chân chính, không nên tự hạ thấp mình trước đám đông.
+ Rèn luyện cả đức và tài để đạt được thành công đích thực trong cuộc sống, để được mọi người tôn trọng.
Kết bài: Khẳng định ý kiến bản thân.
Bộ đề nghị luận xã hội