Tìm Kiếm

Đề thi HSG văn 11 cấp tỉnh bài Vội vàng – Chí Phèo

Đề thi HSG văn 11 cấp tỉnh bài Vội vàng – Chí Phèo

Hướng dẫn

SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH NĂM 2017- 2018

Trường THPT Hậu Lộc 3. Môn thi Ngữ văn 11.

I. MA TRẬN ĐỀ THI.

Nội dung

Mức độ cần đạt

Tổng số

Nhận biếtThông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘITrình bày suy nghĩ của bản thân về một ý kiến bàn về sự trải nghiệm.Viết bài văn nghị luận xã hội đầy đủ về bố cụ, hệ thống luận điểm rõ rang, dẫn chứng thuyết phục, ý kiến bàn bạc xác đáng. Không mắc lỗi dung từ và chính tả.

Tổng

Số câu

11
Số điểm6.0
Tỉ lệ10%10%10%30%
II. Làm văn

Câu 1. Nghị luận xã hội

Khoảng 200 chữ

– Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong đoạn trích ở phần đọc hiểu

Viết đoạn văn nghị luận xã hội
Câu 2.

Nghị luận văn học

Nghị luận về một nhân vật, một chi tiết nghệ thuật, tình huống truyện, một đoạn văn bản, một đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật, một ý kiến văn học trong các tác phẩm văn xuôi (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân; Chí Phèo – nam Cao)

Viết bài văn nghị luận văn học

Tổng

Số câu112
Số điểm

2,0

5,0

7,0

Tỉ lệ20%50%70%
Tổng cộngSố câu21216
  1. ĐỀ THI.

CÂU 1: (6.0 ĐIỂM):

Bàn về giá trị của sự trải nghiệm, Mark Twain từng nói: “Đi khám phá là giết chết thành kiến, sự cố chấp và những đầu óc hạn hẹp”.

(Theo “Jonh đi tìm Hùng” – NXB Kim Đồng).

Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên?

CÂU 2: (12.0 ĐIỂM):

“Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt”.

Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) và Chí Phèo (Nam Cao).

……………………… Hết ……………………….

III. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM.

CâuNội dungĐiểm
1Bàn về giá trị của sự trải nghiệm, Mark Twain từng nói: “Đi khám phá là giết chết thành kiến, sự cố chấp và những đầu óc hạn hẹp”.

(Theo “Jonh đi tìm Hùng” – NXB Kim Đồng).

Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên?

6.0 điểm
Yêu cầu về kĩ năng

– Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp lí.

– Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.

– Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

0,5
. Yêu cầu về nội dung

(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách

ý1. Giải thích được nội dung của câu nói:

– Đi khám phá: là một hoạt động trải nghiệm, trong đó con người đi đến những không gian mới, trải nghiệm cuộc sống ở đó để phát hiện ra những cái ẩn giấu, bí mật đầy mới mẻ của cuộc sống. Đi khám phá hoàn toàn khác với hoạt động du lịch thông thường.

– Thành kiến, sự cố chấp: là những ý nghĩ, tư tưởng tiêu cực, cứng nhắc đã thành cố định, khó thay đổi.

– Đầu óc hạn hẹp: nhận thức và suy nghĩ nông cạn, lạc hậu.

– Nội dung câu nói: Đi khám phá sẽ giúp con người thay đổi nhận thức và tư tưởng, hiểu biết sâu sắc hơn về con người và xã hội, mở rộng tầm nhìn và tri thức của mình.

1.0
ý22. Bàn luận (Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau):

– Nhận thức, tư tưởng của con người được hình thành chủ yếu từ trong thực tiễn đời sống. Nếu con người chỉ quẩn quanh trong những không gian chật hẹp, quen thuộc, nhận thức con người sẽ trở nên hạn hẹp, lạc hậu, dễ hình thành nên những thành kiến, những suy nghĩ cố chấp.

– Những vùng đất mới và cuộc sống mới bao giờ cũng chứa đựng những bí mật sâu xa của đời sống. Khám phá nó sẽ đem đến cho con người những hiểu biết và nhận thức mới mẻ.

– Sự trải nghiệm đòi hỏi con người phải thâm nhập cuộc sống [sống thực sự với không gian đó, với cuộc đời đó, trải qua những cảm xúc thực sự với nó], từ đó con người mới có khả năng thay đổi nhận thức, xóa bỏ những thành kiến, những suy nghĩ cố chấp.

– Cuộc sống bên ngoài có khi khác xa với những lí thuyết trong sách vở, vì vậy sự trải nghiệm là cần thiết để con người hiểu đúng về bản chất đời sống.

3.5
ý33. Mở rộng nâng cao:

– Xã hội hiện đại đòi hỏi con người, nhất là tuổi trẻ, phải biết trải nghiệm cuộc sống để mở rộng tầm nhìn, hình thành những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, có tính nhân loại.

– Hoạt động trải nghiệm còn giúp con người hình thành những năng lực và kĩ năng sống cần thiết.

1.0
Câu 2Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt”.

Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) và Chí Phèo (Nam Cao).

12.0 điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng

· Biết cách làm bài nghị luận văn học dạng lí luận văn học, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh…

· Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.

· Văn viết trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

1.0
.2 Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

11
Ý 1 Giải thích – bình luận (2,0 điểm)

– Tác phẩm văn học là những sáng tác nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm, thái độ của tác giả trước hiện thực.

– Một tác phẩm văn học không chỉ phản ánh, lí giải đời sống một cách lạnh lùng, dửng dưng, khách quan, lí trí mà luôn gắn liền với cảm xúc mãnh liệt, thể hiện những tình cảm sâu sắc, những khát vọng lớn lao của người viết.

→ Ý kiến trên khẳng định sự hòa quyện giữa yếu tố khách quan và chủ quan, miêu tả và biểu cảm; trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm văn học. “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả… nếu nó không là tiếng thét khổ đau hay là lời ca tụng hân hoan; nếu nó không đặt ra những câu hỏi và không trả lời câu hỏi ấy”(Biêlinxky). Tình cảm là động lực thúc đẩy quá trình sáng tác, có thể được bộc lộ dưới những dạng thức khác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp) tùy theo thể loại, phong cách tác giả…

2.0
Ý 2. Phân tích, chứng minh (6,0 điểm)

* Vội vàng (Xuân Diệu)

Nội dung khách quan: ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân, thể hiện quan niệm cuộc đời, thời gian của Xuân Diệu.

– Cảm xúc mãnh liệt:

+ Tình yêu đắm say, cuồng nhiệt, ham hố vồ vập… đối với mùa xuân và cuộc sống nơi trần thế.

+ Tâm trạng nuối tiếc trước bước đi của thời gian và khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời.

+ Cách thể hiện trực tiếp bằng giọng thơ sôi nổi, say mê; hệ thống thi ảnh mới mẻ, thanh tân quyến rũ, câu thơ linh hoạt, thủ pháp trùng điệp, lối vắt câu dùng từ đặc biệt, quan niệm thẩm mĩ (coi con người là chuẩn mực cái Đẹp…),…

3.5
* Chí Phèo (Nam Cao)

– Nội dung khách quan: sự phản ánh những số phận bi thảm, bị đẩy đến bước đường cùng của người nông dân và những mâu thuẫn không thể điều hòa giữa giai cấp nông dân và địa chủ trong xã hội phong kiến Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

– Cảm xúc mãnh liệt:

+ Sự đồng cảm, nỗi xót thương trước bi kịch bị tha hóa, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người cố nông, lên án tầng lớp cường hào địa chủ, cất tiếng kêu cứu cho số phận con người, cho khát vọng lương thiện của con người.

+ Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, đặc biệt qua nghệ thuật đa thanh phức điệu…

3.5
Ý 3Đánh giá, mở rộng (2,0 điểm)

– Sức sống của tác phẩm văn học không chỉ phản ánh, lí giải hiện thực cuộc sống, con người mà còn truyền tải những rung động mãnh liệt, những khát khao, trở trăn đau đáu của người nghệ sĩ theo một khuynh hướng tư tưởng, tình cảm nhất định, tác động đến tư tưởng, tâm hồn, tình cảm thẩm mĩ của người đọc

– Thiên chức, vai trò của người nghệ sĩ trong việc phản ánh hiện thực đời sống, nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại, phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời” (Nam Cao), khơi dậy những tình cảm nhân văn, giúp con người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, hướng đến Chân- Thiện – Mỹ.

– Khi tiếp cận tác phẩm tác phẩm văn học, người đọc cần ý thức khám phá cái hay, cái đẹp, lắng nghe những thông điệp tình cảm, tư tưởng sâu sắc nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đồng sáng tạo cùng tác giả để thực hiện thiên chức của nhà văn, hoàn thiện các chức năng của văn học.

2.0
 

Theo Sachvanmau.com