Tìm Kiếm

Đề thi HSG chứng minh nhận định : Văn chương cần phải hư cấu, phải có tưởng tượng

Đề thi HSG chứng minh nhận định: Văn chương cần phải hư cấu, phải có tưởng tượng

Hướng dẫn

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ

ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

KHỐI TRƯỜNG THPT CHUYÊN DHBB

NĂM HỌC: 2017 – 2018

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể giao đề)

————————***————————

Câu 1 (8,0 điểm)

Louis Aragon (1897-1982) -nhà văn, nhà chính trị người Pháp- từng phát biểu trong một bài diễn văn: “Tôi học hỏi được điều gì đều do hao tâm tổn trí, tôi biết được điều gì đều từ kinh nghiệm xương máu mà ra. Không có niềm tin nào đến với tôi mà không phải qua con đường hoài nghi, lo âu, đau đớn của từng trải” (theo Sách giáo viên Văn học 12 tập hai, Nxb Giáo dục, năm 2003, trang 40)

Ý kiến của Louis Aragon đem lại cho anh/chị bài học gì trong quá trình học hỏi tri thức và xây dựng niềm tin trong cuộc sống? Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình.

Câu 2 (12,0 điểm)

Trong diễn văn nhận giải Nobel văn học năm 2012, nhà văn người Trung Quốc- Mạc Ngôn, khẳng định: “Đương nhiên, trải nghiệm của cá nhân dù li kỳ tới đâu cũng không thể cứ thế bê nguyên xi vào tác phẩm. Văn chương cần phải hư cấu, phải có tưởng tượng” (Diễn từ Nobel của Mạc Ngôn, theo vanhoanghean.vn, ngày 10/1/2013)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ quan điểm của nhà văn Mạc Ngôn qua một tác phẩm truyện ngắn được học trong chương trình Ngữ văn 11.

===HẾT===

Người ra đề: Nguyễn Thị Mai Ly

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

KHỐI TRƯỜNG THPT CHUYÊN DHBB

NĂM HỌC: 2017– 2018

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể giao đề)

————————***————————

CâuNộidungĐiểm
1Viếtbàivănnghịluận về việc học hỏi tri thức và xây dựng niềm tin trong cuộc sống. 8,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghịluận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bàitriển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấnđề.

0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghịluận

Quá trình học hỏi tri thức và xây dựng niềm tin trong cuộc sốngđòi hỏi mỗi người phải nỗ lực hết sức, tự mình tìm tòi và trải nghiệm để trưởng thành.

1,0
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao táclập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức vàhànhđộng.

· Giải thích:

Tôi học hỏi được điều gì; tôi biết được điều gì; niềm tin nào đến với tôi: Louis Argon đang đề cập đến việc học hỏi tri thức và xây dựng niềm tin trong cuộc sống. Đó là những việc mỗi người đều cần phải làm trong đời để trưởng thành.

hao tâm tổn trí; kinh nghiệm xương máu; con đường hoài nghi, lo âu, đau đớn của từng trải: sự công phu nỗ lực, phải trả giá bằng những trải nghiệm thực tế vất vả nhọc nhằn để đạt được kết quả.

Như vậy, Louis Aragon khẳng định bài học: mỗi người phải tự mình nỗ lực và phải có trải nghiệm thực tế trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, xây dựng niềm tin.

· Bàn luận:

– Tri thức và niềm tin trong cuộc sống đều phải do chính mỗi người nỗ lực và tự trải nghiệm mà có. Bởi vì nếu chỉ thụ động tiếp nhận từ sách vở hay từ người khác thì tri thức ta có sẽ hời hợt, không thể ứng dụng linh hoạt; niềm tin ta có sẽ chỉ là sự rập khuôn thậm chí mù quáng. Thêm nữa, cuộc sống vô cùng phong phú phức tạp, nếu không tự mình trải nghiệm thì con người sẽ không thể tự mình nhận ra những tri thức và niềm tin đúng đắn, phù hợp với bản thân.

– Vai trò của trải nghiệm trong cuộc sống mỗi người là rất quan trọng. Trong quá trình trải nghiện thực tế con người đối mặt với các tình huống đời sống, tự mình khám phá sâu sắc cuộc sống và chính bản thân từ đó mới có thể trưởng thành và vươn tới thành công.

· Bài học nhận thức và hành động

– Cần nhận thức được quá trình học hỏi tri thức và xây dựng niềm tin trong cuộc sống là một quá trình khó khăn, hao tâm tổn trí; từ đó nỗ lực không ngừng để khám phá và trải nghiệm.

– Cần có thái độ sống trách nhiệm, tích cực, luôn vươn tới chiếm lĩnh tri thức và chân lý đời sống. Đó là chìa khóa của thành công trong cuộc sống.

1,0

3,0

1,0

d. Sáng tạo

Có cách tư duy, trình bày và diễn đạt mới mẻ sáng tạo

1,0

e. Dùng từ đặt câu:

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, diễn đạt trôi chảy thuyết phục giàu cảm xúc

0,5
CâuNội dungĐiểm
2Viết bài văn nghị luận văn học về ý kiến của nhà văn đạt giải Nobel- Mạc Ngôn12,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của hư cấu tưởng tượng trong văn học

1,0
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

· Giải thích ý kiến:

trải nghiệm cá nhân: là những gì nhà văn quan sát và thu nhặt được từ đời sống xã hội và đời sống chính bản thân mình.

không thể bê nguyên xi vào tác phẩm: không thể sao chép máy móc hay chỉ đơn thuần ghi chép lại.

hư cấu, tưởng tượng: là tạo ra các yếu tố chưa từng trải nghiệm hoặc không có trong thực tế đời sống.

Ý kiến của Mạc Ngôn bàn về một nét đặc trưng của văn học và sáng tạo nghệ thuật. Mạc Ngôn không phủ nhận vai trò của trải nghiệm thực tế đời sống nhưng phủ nhận sự sao chép và đề cao giá trị của hư cấu tưởng tượng trong văn học.

· Bình luận:

– Trải nghiệm đời sống của nhà văn luôn bị hạn chế nhưng văn học thì không có giới hạn, do đó cần có hư cấu và tưởng tượng

– Bạn đọc không cần những trang viết sao chép nguyên xi những gì họ đã thấy, đã biết trong đời sống. Họ tìm đến văn học để được khám phá những điều mới mẻ, để tìm đến những giấc mơ làm phong phú thêm vốn sống và tâm hồn. Do đó, văn học cần có hư cấu và tưởng tượng.

– Với tác phẩm tự sự, hư cấu và tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tình huống truyện, hình tượng nhân vật, cảnh tượng, chi tiết, hình ảnh….

· Chứng minh

HS phân tích vai trò của hư cấu tưởng tượng trong một truyện ngắn. Có thể trình bày ở các phương diện: tình huống truyện, nhân vật, cảnh tượng…

· Đánh giá

– Ý kiến của Mạc Ngôn đề cập đến bản chất của sáng tạo nghệ thuật của mọi thời. Hư cấu và tưởng tượng luôn là yếu tố thiết yếu để làm nên tác phẩm.

– Ý kiến của Mạc Ngôn là lời khuyên hữu ích cho người cầm bút. Nghề văn không dung nạp những tâm hồn khô cứng, lối suy nghĩ thực dụng mòn cũ. Sự quan sát và khám phá đời sống luôn phải gắn liền với trí tưởng tượng phong phú bay bổng

1,0

2,0

4,0

2,0

d. Sáng tạo

Có cách tư duy, trình bày và diễn đạt mới mẻ sang tạo

1,0

e. Dùng từ đặt câu

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, diễn đạt trôi chảy thuyết phục giàu cảm xúc

0,5
 

Theo Sachvanmau.com