Tìm Kiếm

Đề thi học sinh giỏi :Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân- cuộc tương ngộ của những tấm lòng

Đề thi học sinh giỏi:Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân- cuộc tương ngộ của những tấm lòng

Hướng dẫn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓA

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

Năm học: 2017-2018

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

(Đề chính thức)

Lớp 12 THPT

Ngày thi:

(Hướng dẫn gồm 03 trang)

CÂUNỘI DUNGĐIỂM
ISuy nghĩ của anh /chị về những bài học trong cách sống của con người
8.0 điểmYêu cầu về kĩ năng trình bày

Đảm bảo một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi dùng từ, diễn đạt…

0.5
Yêu cầu về kiến thức ( 5.5 điểm)
1. Giải thích nội dung ý thơ(1.5 điểm)
Từ sự nhận thức về phương thức tồn tại của tự nhiên (đất, nước, cỏ), nhà thơ thể hiện nỗi trăn trở, chiêm nghiệm, day dứt về lẽ sống của con người trước cuộc đời.0.5
Phương thức tồn tại của tự nhiên:

+ Phương thức tồn tại của đất: tôn cao nhau – Là cách tồn tại trong sự bổ sung, bồi đắp lẫn nhau.

+ Phương thức tồn tại của nước: làm đầy nhau – Là cách tồn tại trong sự san sẻ, cảm thông với nhau.

+ Phương thức tồn tại của cỏ: đan vào nhau – Là cách tồn tại trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau.

0.75
-> Đó là cách diễn đạt hình ảnh để khẳng định một phương châm sống cao đẹp, luôn bồi đắp, tôn vinh, chia sẻ và gắn bó với nhau trong cuộc sống. Đó là cách sống cao thượng, vượt lên trên cái tôi cá nhân ích kỉ đời thường để hướng tới một lẽ sống lớn lao, đích thực.0.75
2.Những bài học về cách sống của con người
Cần phải xác định một phương châm sống cao đẹp
Trong cuộc sống, cần phải học cách hi sinh và dâng hiến.1.5
Cần phải sống với nhau bằng thái độ sẻ chia, cảm thông.1.5
Sức mạnh của sự sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa người với người.1.5
Phải áp dụng phương châm sống một cách đúng đắn, hợp lí, tránh những sự hi sinh mù quáng, sự sẻ chia không đúng chỗ, nhắm mắt làm ngơ trước hành vi tội lỗi của người khác, gây bè kết phái với mục đích không trong sáng…0.5
3. Liên hệ bản thân 0.5
Học sinh cần phải luôn học hỏi nâng cao, trau dồi nhận thức để có một phương châm sống cao đẹp. Cần phải vận dụng phương châm sống một cách linh động và phù hợp trong thực tiễn, tránh áp dụng một cách máy móc, khô cứng.
IICảnh cho chữcuộc tương ngộ của những tấm lòng.
12.0 điểmYêu cầu về kĩ năng trình bày:

Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt…

1.0
Yêu cầu về kiến thức
1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

– Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là người có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.

– Cảnh cho chữ nằm ở cuối tác phẩm, khi tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm. Đoạn trích như một bước “cởi nút”, vừa hoá giải tình huống, vừa mở ra một chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm. Đó là một đoạn kết xúc động, trang trọng, cổ kính và hấp dẫn.

1.0
2. Giải thích nhận định

Cuộc tương ngộ của những tấm lòng là cuộc gặp gỡ của những tấm lòng, tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Đây là cuộc hội ngộ của những tâm hồn đam mê cái đẹp; những nhân cách trong sáng, cao cả.

2.0
3. Tại sao cảnh cho chữ làcuộc tương ngộ của những tấm lòng
Cuộc tương ngộ ấy vượt thoát khỏi những ràng buộc tầm thường, là sự thăng hoa của niềm đam mê cái đẹp.

+ Hoàn cảnh cho chữ: không gian, thời gian, ánh sáng.

+ Tư thế, tâm thế của người cho và nhận: Huấn Cao cho chữ vào đêm cuối cùng của cuộc đời, trong tư thế của một người cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Kẻ tử tù được miêu tả ở tư thế bề trên uy nghi. Viên quản ngục và thầy thơ lại là những người đại diện cho cường quyền lại khúm núm, run run, ngưỡng mộ, trọng vọng người tù.

2.0
Đây là cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa ba con người – ba tâm hồn – ba nhân cách; là lần gặp đầu tiên, nhưng cũng là lần cuối cùng. Họ tước bỏ mọi rào cản để đến với nhau bằng con người thật, ước muốn thật

+ Viên quản ngục, thầy thơ lại: khát vọng chiêm ngưỡng, thưởng thức, bảo tồn và gìn giữ cái đẹp.

+ Huấn Cao: khát vọng sáng tạo cái đẹp, phát hiện và trân trọng cái đẹp; là người có sứ mệnh bảo vệ và gìn giữ thiên lương.

2.0
-> Ba con người dù khác nhau về hoàn cảnh, địa vị, tâm thế nhưng đều gặp nhau ở niềm đam mê cái đẹp, ở thiên lương trong sáng. Đó là nhịp cầu kì diệu xoá mờ mọi ranh giới, ràng buộc, quan niệm tầm thường; là sự đồng cảm, tri âm sâu sắc giữa những tâm hồn, tấm lòng.2.0
4. Giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của cảnh cho chữ

(1.0 điểm)

Giá trị tư tưởng:

+ Cái đẹp, cái thiện không thể sống chung với cái xấu xa, bạc ác. Muốn chơi chữ, trước hết phải giữ được thiên lương (lời di huấn của Huấn Cao).

+ Niềm tin vào sự bất diệt của thiên lương, vào sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện.

+ Lòng ngưỡng vọng những vẻ đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc.

1.0
Giá trị nghệ thuật:

Sử dụng thành công bút pháp tương phản, đối lập, bút pháp tạo hình, nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật dựng cảnh; lựa chọn và khắc hoạ những chi tiết tiêu biểu…

1.0
 

Lưu ý chung

* Khuyến khích (cho thêm điểm nhưng không được vượt quá mức điểm qui định) đối với những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lí, thuyết phục và những bài viết có có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng.

* Ở từng ý trong bài làm của thí sinh, căn cứ vào mức độ đạt được, giám khảo cho các mức điểm thấp hơn mức điểm trong Hướng dẫn chấm.

.

……………………………..HẾT………………………….

CÂUNỘI DUNGĐIỂM
ISuy nghĩ của anh /chị về những bài học trong cách sống của con người
8.0 điểmYêu cầu về kĩ năng trình bày

Đảm bảo một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi dùng từ, diễn đạt…

0.5
Yêu cầu về kiến thức ( 5.5 điểm)
1. Giải thích nội dung ý thơ(1.5 điểm)
Từ sự nhận thức về phương thức tồn tại của tự nhiên (đất, nước, cỏ), nhà thơ thể hiện nỗi trăn trở, chiêm nghiệm, day dứt về lẽ sống của con người trước cuộc đời.0.5
Phương thức tồn tại của tự nhiên:

+ Phương thức tồn tại của đất: tôn cao nhau – Là cách tồn tại trong sự bổ sung, bồi đắp lẫn nhau.

+ Phương thức tồn tại của nước: làm đầy nhau – Là cách tồn tại trong sự san sẻ, cảm thông với nhau.

+ Phương thức tồn tại của cỏ: đan vào nhau – Là cách tồn tại trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau.

0.75
-> Đó là cách diễn đạt hình ảnh để khẳng định một phương châm sống cao đẹp, luôn bồi đắp, tôn vinh, chia sẻ và gắn bó với nhau trong cuộc sống. Đó là cách sống cao thượng, vượt lên trên cái tôi cá nhân ích kỉ đời thường để hướng tới một lẽ sống lớn lao, đích thực.0.75
2.Những bài học về cách sống của con người
Cần phải xác định một phương châm sống cao đẹp
Trong cuộc sống, cần phải học cách hi sinh và dâng hiến.1.5
Cần phải sống với nhau bằng thái độ sẻ chia, cảm thông.1.5
Sức mạnh của sự sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa người với người.1.5
Phải áp dụng phương châm sống một cách đúng đắn, hợp lí, tránh những sự hi sinh mù quáng, sự sẻ chia không đúng chỗ, nhắm mắt làm ngơ trước hành vi tội lỗi của người khác, gây bè kết phái với mục đích không trong sáng…0.5
3. Liên hệ bản thân 0.5
Học sinh cần phải luôn học hỏi nâng cao, trau dồi nhận thức để có một phương châm sống cao đẹp. Cần phải vận dụng phương châm sống một cách linh động và phù hợp trong thực tiễn, tránh áp dụng một cách máy móc, khô cứng.
IICảnh cho chữcuộc tương ngộ của những tấm lòng.
12.0 điểmYêu cầu về kĩ năng trình bày:

Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt…

1.0
Yêu cầu về kiến thức
1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

– Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là người có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.

– Cảnh cho chữ nằm ở cuối tác phẩm, khi tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm. Đoạn trích như một bước “cởi nút”, vừa hoá giải tình huống, vừa mở ra một chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm. Đó là một đoạn kết xúc động, trang trọng, cổ kính và hấp dẫn.

1.0
2. Giải thích nhận định

Cuộc tương ngộ của những tấm lòng là cuộc gặp gỡ của những tấm lòng, tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Đây là cuộc hội ngộ của những tâm hồn đam mê cái đẹp; những nhân cách trong sáng, cao cả.

2.0
3. Tại sao cảnh cho chữ làcuộc tương ngộ của những tấm lòng
Cuộc tương ngộ ấy vượt thoát khỏi những ràng buộc tầm thường, là sự thăng hoa của niềm đam mê cái đẹp.

+ Hoàn cảnh cho chữ: không gian, thời gian, ánh sáng.

+ Tư thế, tâm thế của người cho và nhận: Huấn Cao cho chữ vào đêm cuối cùng của cuộc đời, trong tư thế của một người cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Kẻ tử tù được miêu tả ở tư thế bề trên uy nghi. Viên quản ngục và thầy thơ lại là những người đại diện cho cường quyền lại khúm núm, run run, ngưỡng mộ, trọng vọng người tù.

2.0
Đây là cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa ba con người – ba tâm hồn – ba nhân cách; là lần gặp đầu tiên, nhưng cũng là lần cuối cùng. Họ tước bỏ mọi rào cản để đến với nhau bằng con người thật, ước muốn thật

+ Viên quản ngục, thầy thơ lại: khát vọng chiêm ngưỡng, thưởng thức, bảo tồn và gìn giữ cái đẹp.

+ Huấn Cao: khát vọng sáng tạo cái đẹp, phát hiện và trân trọng cái đẹp; là người có sứ mệnh bảo vệ và gìn giữ thiên lương.

2.0
-> Ba con người dù khác nhau về hoàn cảnh, địa vị, tâm thế nhưng đều gặp nhau ở niềm đam mê cái đẹp, ở thiên lương trong sáng. Đó là nhịp cầu kì diệu xoá mờ mọi ranh giới, ràng buộc, quan niệm tầm thường; là sự đồng cảm, tri âm sâu sắc giữa những tâm hồn, tấm lòng.2.0
4. Giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của cảnh cho chữ

(1.0 điểm)

Giá trị tư tưởng:

+ Cái đẹp, cái thiện không thể sống chung với cái xấu xa, bạc ác. Muốn chơi chữ, trước hết phải giữ được thiên lương (lời di huấn của Huấn Cao).

+ Niềm tin vào sự bất diệt của thiên lương, vào sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện.

+ Lòng ngưỡng vọng những vẻ đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc.

1.0
Giá trị nghệ thuật:

Sử dụng thành công bút pháp tương phản, đối lập, bút pháp tạo hình, nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật dựng cảnh; lựa chọn và khắc hoạ những chi tiết tiêu biểu…

1.0
 

Lưu ý chung

* Khuyến khích (cho thêm điểm nhưng không được vượt quá mức điểm qui định) đối với những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lí, thuyết phục và những bài viết có có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng.

* Ở từng ý trong bài làm của thí sinh, căn cứ vào mức độ đạt được, giám khảo cho các mức điểm thấp hơn mức điểm trong Hướng dẫn chấm.

.

……………………………..HẾT………………………….

Theo Sachvanmau.com