Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11. đề 16
Hướng dẫn
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN (180 Phút)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG TỈNH NAM ĐỊNH LỚP 11
ĐỀ THI ĐÈ XUẤT (Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)
Câu 1 (8.0 điểm)
Từ tháng 3 cho tới tháng 5 năm 2010, tại bãi biển của thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định liên tiếp xảy ra sự việc cá dữ đột ngột xuất hiện và tấn công người. Với bãi biển đẹp, thanh bình và thơ mộng như biển Quy Nhơn không ai ngờ lại có cá dữ tấn công, nên ở những vụ đầu tiên bản thân người bị nạn cũng không dám chắc là bị cá cắn, mọi người hầu như không cảnh giác gì, coi đó là chuyện ngẫu nhiên nên vẫn tắm biển bình thường. Chỉ khi sự việc tương tự lặp lại liên tục người ta mới hoảng hốt đi tìm thủ phạm. Và cuối cùng đã có kết luận chính xác: Cá mập tấn công người. Sau đó biển Quy Nhơn vắng đi rất nhiều vì mọi người sợ bị cá mập tấn công. Mọi việc chỉ trở lại yên ổn như cũ khi chính quyền tỉnh Bình Định treo giải thưởng cho người nào bắt được cá dữ. Và thật may, sau rất nhiều nỗ lực chính quyền và nhân dân địa phương đã giải quyết xong vụ việc trên.
Hiện tượng cá mập ở Quy Nhơn gợi cho anh / chị suy nghĩ gì về cái xấu, cái ác trong cuộc sống của chúng ta?
Câu 2 (12 điểm)
Trong “Đến với thơ hay”, Lê Trí Viễn cho rằng:
“ Vào thơ hay, dù là điệu kiên cường hay làn êm ái, đều là vào thế giới của cái đẹp”
Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên? Làm sáng tỏ qua thơ mới lãng mạn Việt Nam (1932 – 1945)
…………………HẾT…………………
Người ra đề: Phạm Bá Quyết
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: Ngữ Văn , LỚP: 11
Câu 1. 8.0 điểm
Yêu cầu chung:
Học sinh biết làm kiểu bài NLXH bàn về một hiện tượng đời sống xã hội thông qua việc đọc hiểu một đoạn tin. Đây là kiểu đề mà hiện tượng được nêu ra chỉ là cái cớ để học sinh suy tưởng tới những vấn đề xã hội ( độ gián cách cao ) nên đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những thông tin mang tính hàm ngôn để lập ý cho phong phú và tự lí giải vấn đề cho thuyết phục.
Yêu cầu cụ thể: Chấp nhận những cách triển khai khác nhau cố hợp lí và có hiệu quả
1.Giải thích hiện tượng được nêu từ đoạn thông tin (2.0 điểm)
Đoạn thông tin nói về một hiện tượng có thật, xảy ra ở bãi biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Câu chuyện cá dữ tấn công người tưởng như không có liên quan gì tới cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay nhưng ngẫm sâu xa chúng lại đồng dạng.
– Không thể ngờ những bãi biển ngàn năm thơ mộng, thanh bình và an toàn như bãi biển Quy Nhơn lại có có cá mập tấn công người. Cũng như hiện tượng cá dữ tấn công người ở Quy Nhơn, cái xấu có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào trong cuộc sống của chúng ta với muôn hình vạn trạng. Giống như cá dữ đã làm cho nhiều người bị thương và làm cho bãi biển Quy Nhơn vốn đẹp và hẫp dẫn như vậy bỗng trở nên vắng vẻ. Cái xấu luôn xuất hiện rất bất ngờ và gây rất nhiều hậu hoạ cho cuộc sống. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương phải vào cuộc cũng như cuộc chiến với cái xấu, cái ác luôn cam go ác liệt nhưng chúng ta không thể đầu hàng….
– Như vậy, hiện tượng cá mập ở bãi biển Quy Nhơn gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay
Bàn bạc vấn đề( 5.0 điểm )
Cái xấu có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, ở bất cứ lúc nào trong cuộc sống của chúng ta ngay cả những nơi khó ngờ nhất
+ Sự xuất hiện song song giữa cái xất và cái tốt như hai mặt của một vấn đề không thể tách rời nhất là trong cuộc sống hiện đại ( có đẹp- có xấu, có thiện – có ác … ) Bản chất cuộc sống của chúng ta ngày nay là tốt đẹp, văn minh nhưng không phải đã hết những cái xấu xa bạc ác. ( ví dụ ). Có thể nói -> cái xấu, cái ác nằm ngay trong lòng sự sống, nó vẫn tồn tại khách quan dù chúng ta muốn hay không.
+ Cuộc sống hiện đại thay đổi liên tục, cái xấu có thể chưa có hôm nay nhưng có thể xuất hiện vào ngày mai. Không có một môi trường sống nào được coi là trong suốt vĩnh viễn. Có thể hàng trăm năm chưa thấy cá mập xuất hiện ở biển QN nhưng không phải vì thế mà bãi biển này không có cá mập ( ví dụ ).
+ Trong cuộc sống: Cái xấu bao giờ cũng tìm các mua chuộc huỷ diệt cái đẹp để độc tôn nên chỉ cần chúng ta lơ là mất cảnh giác sẽ bị cái ác tấn công. Ngay trong một cá nhân cũng vậy: Nếu chúng ta không biết sống tốt thì chúng ta rất dễ bị lôi kéo sa ngã bởi cái xấu ( không thể có trạng thái tồn tại không tốt không xấu )
+ Trong cuộc sống hiện đại đang nảy sinh rất nhiều môi trường xấu cho cái xấu, cái ác xuất hiện, tác oai tác quái: Chúng ta đang ở thời kì quá độ chứ chưa có được một xã hội văn minh – không phải ở bất kì nơi nào trong cuộc sống của chúng ta cũng trong sạch và hấp dẫn như bãi biển QN… Có cảm giác thời đại của cái xấu lên ngôi. Hàng ngày chúng ta vẫn phải chấp nhận những cái xấu xa đang diễn ra mà chưa thể khắc phục một sớm một chiều ( ví dụ: lòng tham của con người như là vô cùng -> lối sống bất chấp )
Cái xấu thường tấn công con người rất bất ngờ và để lại những hậu quả nặng nề
– Cái xấu, cái ác nằm ngay trong cuộc sống cho nên đôi khi chúng ta thấy nó rất quen thuộc từ đó chủ quan, coi thường mất cảnh giác. Thậm chí nhiều khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi hoặc bất lực trước cái xấu lan tràn nên dễ buông xuôi đầu hàng trước cái xấu.
– Cái xấu thường có chiêu bài mua chuộc thoả hiệp chúng ta bằng những gì hấp dẫn nhất. Cho chúng ta ăn viên đạn bọc đường, khiến chúng ta sa ngã lúc nào không biết
– Cái xấu biết dấu mình rất khéo. Trong cuộc sống này không dễ phân biệt thật giả tốt xấu ….
– Hậu quả khôn lường: Mỗi cá nhân bị sa ngã lúc nào không biết. Cái xấu lan tràn nhiều khi tấn công cả xã hội ( nạn tham nhũng …) làm hạ uy tín đất nước.
Cuộc đấu tranh với cái xấu là vô cùng gian nan
– Cuộc đấu tranh với cái xấu, cái ác là cuộc đấu tranh vĩnh viễn của loài người, là cuộc đấu tranh lan giải và cam go nhất vì ….
– Đối với xã hội ngày nay việc này không phải một người làm được mà phải toàn xã hội
– Để nhận diện và tiêu diệt loại bỏ cái xấu không chỉ đồi hỏi chúng ta phải dấn thân mà đôi khi phải hi sinh cả sương máu của mình
Suy nghĩ – bài học, hành động (1.0)
– Không được ngây thơ trước cái xấu, cái ác. Nhận thức rõ hơn bản chất và tác hại mà cái xấu gây ra cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng
– Cái xấu khó nhận biết và khó tiêu diệt nên phải có bản lĩnh và luôn tin cái xấu sẽ bị tiêu diệt
– Hãy biết làm những điều thiện để tránh xa cái ác
Câu 2. 12 điểm
– Yêu cầu chung: Biết làm bài nghị luận văn học bàn về thơ với kiến thức phong phú; lập luận chặt chẽ thuyết phục
– Yêu cầu cụ thể: Chấp nhận mọi hình thức triển khai khác nhau cốt sao hợp lí, hiệu quả. Dưới đây là một hướng triển khai vấn đề. Chỉ cho điểm tối đa mỗi phần nếu thí sinh làm tốt
Giải thích (2.0 điểm)
– Thơ hay: hiểu chung là chỉnh thể thẩm mĩ, có khả năng khơi gợi ở người đọc những rung động thẩm mĩ, góp phần hoàn thiện con người, nâng con người lên…
– Điệu kiên cường hay làn êm ái: tượng trưng cho cái muôn màu muôn vẻ, phong phú vô cùng của thơ ca
– Thế giới của cái đẹp: ý nói đến cái đẹp phong phú. Có cái đẹp của tâm hồn, tấm lòng, tài năng người nghệ sĩ đi liền với cái đẹp toát lên từ nội dung và hình thức của thơ. Cái đẹp khơi gợi những rung động thẩm mĩ, bồi đắp tâm hồn con người
– Cả nhận định: Nói về tính chất, giá trị thẩm mĩ của thơ ca
Bàn luận:(4.0 điểm)
– Một ý kiến đúng vì:
+ Đối tượng của văn học đặc biệt là thơ là đối tượng thẩm mĩ, được khám phá ở chiều sâu thẩm mĩ (mỗi hiện tượng của đời sống bước vào thơ đều được nhìn, cảm dưới góc độ thẩm mĩ – VD)
+ Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc thăng hoa mãnh liệt, được ý thức nhưng đó cũng là những tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ giàu chất nhân văn ( niềm vui, nỗi buồn, khát khao, phẫn nộ …đều phải mang tính thẩm mĩ)
+ Bản thân bài một bài thơ đã là một chỉnh thể hoàn thiện; là xứ xở của cái đẹp, phản ánh một khát vọng hoàn thiện tự bên trong …
+ Thơ hay thực hiện được mục đích thiên chức của người nghệ sĩ là hướng con người tới chân, thiện, mĩ; nâng con người lên, làm cho lòng người phong phú thanh sạch hơn..
+ Tiếp nhận văn học, trong đó có việc tiếp nhận thơ và thơ hay thực chất là tiếp nhận thẩm mĩ (lấy cái trong trẻo, tinh tế và tri âm mà cảm nhận, không bao giờ chấp nhận cái vụ lợi tầm thường..
– Ý nghĩa vấn đề:
+ Với việc sáng tạo thơ ca…
+ Với việc tếp nhận thơ ca…
Chứng minh (6.0 điểm)
Học sinh lấy dẫn chúng trong thơ Mới để chứng minh. Chọn được bài thơ đặc sắc. Cảm nhận tốt. Bám sát định hướng vấn đề lí luận. Dù chọn bài thơ nào khi đi cảm nhận cũng cần chú ý làm sáng tỏ cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ
– Cái đẹp của cảnh được miêu tả
– Cái đẹp của tâm hồn, tình cảm… của người nghệ sĩ
– Cái đẹp trong cấu tứ, cách cảm, cách nói…
– Khả năng châm lên những rung cảm thẩm mĩ, khơi luyện những tình cảm thẩm mĩ trong lòng người
………………Hết………………………
Theo Sachvanmau.com