Tìm Kiếm

Đề đọc hiểu đoạn thơ "Không nói" Nguyễn Đình Thi

Đề đọc hiểu đoạn thơ “Không nói” Nguyễn Đình Thi

Hướng dẫn

Bộ đề đọc hiểu vă bản, đọc hiểu bài thơ của Nguyễn Đình Thi

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Dừng chân trong mưa bay

Liếp nhà ai ánh lửa

Yên lặng đứng trước nhau

Em em nhìn đi đâu

Em sao em không nói

Mưa rơi ướt mái đầu

Mỗi đứa một khăn gói

Ngày nào lần gặp sau

Ngập ngừng không dám hỏi

Chuyến này chắc lại lâu

Chiều mờ gió hút

Nào đồng chí– bắt tay

Em

Bóng nhỏ

Đường lầy

(Nguyễn Đinh Thi, Không nói, Tia nắng, (Thơ), Nxb. Văn học 1983)

Câu 1: Nhân vật trữ tình của bài thơ trên là ai?

Câu 2: Chỉ ra biểu hiện biện pháp tu từ điệp ngữ có trong bài thơ trên.

Câu 3: Từ bài thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn về giá trị của những lần ngập ngừng, bỡ ngỡ, những lần gặp mặt hiếm hoi của con người trong quãng thời gian kháng chiến.

Câu 4: Lựa chọn và phân tích chi tiết mà anh (chị) tâm đắc nhất ở bài thơ trên và lí giải sự tâm đắc đó. ‘

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TlỂT

Câu 1: Nhân vật trữ tình của bài thơ là một người đồng chí gặp những người đồng chí khác (hoặc có thế là những người thân yêu) trong khoảnh khắc hiếm hoi của những năm kháng chiến.

Câu 2: Biện pháp điệp ngữ biểu hiện ở việc lặp lại từ “em” nhiều lần trong đoạn trích.

Câu 3: Bài thơ viết về những ngập ngừng của những con người trong những lần gặp mặt ít ỏi của con người trong những năm kháng chiến. Nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng xao động trong khoảnh khắc gặp gỡ giữa những tháng năm gian lao và anh dũng, những năm tháng không thể nào quên trong chặng đường cách mạng của dân tộc. Câu thơ “dừng chân trong mưa bay” gợi ra những điều muốn nói cùa lòng người làm xôn xao nỗi niềm gặp gỡ. Tình cảm xao xuyến ấy trào lên nhưng rất đỗi nhẹ nhàng, dịu dàng thắm thiết: Nào đồng chí – bắt tay/ Em/ Bóng nhỏ/ đường lầy. Những tiếng thơ êm dịu gieo vào lòng con người những cảm giác vấn vương, nhớ thương khó tả. Bài thơ ngắn mà gợi nhớ, thương, gợi buồn và gợi cả những điều hi sinh cao cả.

Câu 4: Học sinh lựa chọn và chỉ ra chi tiết mà mình tâm đắc cụ thể là gì, sau đó phân tích một cách chi tiết và cụ thể, sử dụng ngôn ngữ một cách rõ ràng, trong sáng, thuyết phục.

Giáo viên không cho điểm đối với những bài chi phân tích một cách chung chung những chi tiết mà không rút ra được chi tiết nào cụ thể

Nguyễn Thế Hưng
Bộ đề đọc hiểu môn văn

.