Tìm Kiếm

Đề đọc hiểu Năm anh em trên một chiếc xe tăng

Đề đọc hiểu Năm anh em trên một chiếc xe tăng

Hướng dẫn

Bộ đề đọc hiểu có đáp án. Luyện đề chuẩn cấu trúc.

Đề bài:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm anh em trên một chiếc xe tăng,

Như năm bông hoa nở cùng một cội,

Như năm ngón tay trên một bàn tay,

Ðã xung trận cả năm người như một.

Vào lính xe tăng anh trước anh sau,

Nết ăn ở người thì lạnh, nóng,

Khi đã hát hòa cùng một giọng,

Một người đau tất cả quên ăn.

Năm anh em mỗi đứa một quê,

Ðã lên xe là cùng một hướng,

Đã lên xe là chung khổ sướng,

Trước quân thù nhất loạt xông lên.

Năm anh em mang năm cái tên,

Đã lên xe không còn tên riêng nữa,

Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa,

Năm quả tim một nhịp đập dồn.

Một con đường đất đỏ như son,

Một màu rừng xanh bạt ngàn hy vọng,

Một ý chí bay ra đầu ngọn súng,

Một niềm tin nghiến nát mọi quân thù

(Hữu Thỉnh -Trên một chiếc xe tăng)

Câu 1: Bài thơ nhắc đến vẻ đẹp của tình đồng đội. Chỉ ra 01 bài thơ đã học trong chương trình có nội dung tương tự.

Câu 2: Từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất trong đoạn trích trên? Việc lặp đi lặp lại như vậy có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích trên.

Cầu 4: Phân tích nội dung chính của đoạn trích trên, có học sinh viết: Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp tình quân dân keo sơn gắn bó ruột thịt. Hãy sửa lại lỗ sai trong diễn đạt của lời phân tích đó.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TlỂT

Câu 1: Học sinh có thể liên hệ đến những bài thơ sau: Đồng chí (Chính Hữu), Tây Tiến(Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Học sinh chỉ cần chỉ ra một trong số các bài thơ trên.

Câu 2: Từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn trích: năm anh em.

Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh những người chiến sĩ giản dị, đòi thường trong cuộc sống hằng ngày nhưng trong chiến đấu thì trở nên vô cùng đoàn kết, mạnh mẽ. Bên cạnh đó, việc lặp lại như vậy cũng tạo nên nhịp điệu lặp đi lặp lại cho đoạn trích như thể tiếng bước chân đều đặn, hùng dũng của những người chiến sĩ.

Câu 3: Học sinh chỉ cần chỉ ra một biện pháp nghệ thuật cụ thể và biểu hiện của nó trong những câu thơ. Dưới đây là một số gợi ý:

Biện pháp điệp ngừ: Năm anh em

Biện pháp so sánh: Như năm bông hoa nở cùng một cội, Như năm ngón tay trên một bàn tay. Biện pháp nái quá: Một ý chí bay ra đầu ngọn súng,Một niềm tin nghền nát mọi quân thù.

Câu 4: Lời phân tích của học sinh sai về kiến thức cơ bản, tình cảm được nhắc đến ở đây không phải là tình quân dân mà là tình đồng đội. Tình cảm đó cũng không phải tình cảm ruột thịt mà là tình cảm của những con người xa lạ, họ gặp nhau trên cùng một chiến trường và có tình cảm với nhau. Cách diễn đạt “keo sơn gắn bó” không phù hợp với việc miêu tả tình đồng đội mà chủ yếu sử dụng đế thế hiện tình cảm anh em trong gia đình. Cần sửa lại như sau: Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp tình đồng đội sâu sắc.

Nguyễn Thế Hưng
Bộ đề đọc hiểu môn văn