Cách làm bài văn kể chuyện hay nhất, chi tiết nhất
Hướng dẫn
I. CÁCH VIẾT MỞ BÀI:
Có hai cách: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
• Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
• Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn đến câu chuyện định kể.
Ví dụ: Kể lại chuyện Tấm Cám bằng lời kể của em.
• Mở bài trực tiếp: Em dã đọc được nhiều truyện cổ tích, nhưng em thích nhất là truyện Tấm Cám.
• Mở bài gián tiếp: Em đã đọc được nhiều câu chuyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn,… Mỗi câu chuyện đã cho em nhiều điều bổ ích. Em đã hiểu được cuộc sống của người nông dân nghèo khổ, rất đáng thương, hiểu được lòng dạ của kẻ ác trong xã hội thời xưa. Một câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Tấm Cám.
II. CÁCH VIẾT THÂN BÀI:
– Biện pháp chính là kể.
– Chọn kế những hành động tiêu biểu cua nhân vật trong truyện. Thông thường, hành động nào xảy ra trước thì kể trước, hành động nào xảy ra sau thì kể sau. Nhiều khi cần kết hợp miêu tả ngoại hình của nhân vật trong truyện. Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. Khi kể cũng cần chú ý đến lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật trong câu truyện.
III. CÁCH VIẾT KẾT BÀI:
Có hai cách: Kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng.
– Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
– Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩ hoặc đưa ra lời bình luận của mình về câu chuyện.
Ví dụ: Kế lại câu chuyện Cây khế bằng lời kể của em.
– Kêt bài không mở rộng: Sức chim có hạn nhưng lại phải chở người anh cùng cái túi vàng quá nặng, thế là chim chao cánh trút người anh cùng túi vàng nặng trịch ấy rơi tòm xuống biển.
– Kêt bài mở rộng: Sức chim có hạn nhưng người anh vẫn khư khư ôm lấy cái túi vàng nặng trịch. Gặp cơn gió mạnh, cánh chim chao đảo. Thế là người anh cùng cái túi vàng đã rơi tòm xuống biển. Nếu người anh không tham lam thì đâu có kết cục bi thương đến thế!