ÔN TẬP VĂN HỌC 12
VĂN HỌC VIỆT NAM
1/- Cuộc Đời Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh)
- Sinh ngày 19/ 05/ 1890
- Xuất thân từ một gia đình nhà nho yêu nước
+ Cha: Nguyễn Sinh Sắc
+ Mẹ: Hoàng Thị Loan
- Quê hương: Làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An – có truyền thống văn hóa và yêu nước
- Thuở nhỏ tên NSC – đi dạy NTT – hoạt động cách mạng là NAQ – về nước 1942 tên là HCM
- Những mốc quan trọng trong cuộc đời
+ 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước tại bến nhà Rồng
+ 1/ 1919 Người đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng tự do đến hội nghị Vecxay (Pháp)
+ 1920 Người dự đại hội Tua và là một trong những thành viên đầu tiên tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
+ 1925 Người thành lập nhiều tổ chức cách mạng như: Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông
+ 3/ 2/ 1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) Người là chủ tọa thành lập Đảng cộng sản VN
+ 2/ 1941 Người về nước hoạt động và thành lập mặt trận Việt Minh (Bắc Pó- Cao Bằng)
+ 8/ 1942 Người bị Tưởng Giới Thạch bắt giam
+ 1943 Người được trả tự do
+ 2/ 9/ 1945 HCM đọc bản TNĐL tại Quảng trường Ba Đình
+ Sau cuộc tổng tiển cử đầu tiên (6/ 1/ 1946) Người được bầu làm chủ tịch nước
- Có 1 cuộc đời hết sức nhất quán
+ Yêu nước, thương dân
+ Trung thành tuyệt đối với lợi ích của người cùng khổ
+ Tinh thần thép, ý chí nghị lực vượt qua khó khăn thử thách, chấp nhận hy sinh lợi ích cá nhân
+ Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý thức học tập
2/- Quan Điểm Sáng Tác Của Hồ Chí Minh
- Sáng tác phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
- Sinh thời Người là nhà thơ nhưng không nhận mình là nhà thơ mà chỉ nhận mình là bạn của nghệ thuật, chính tâm hồn nhạy cảm, vẻ đẹp thiên nhiên môi trường sống và hoạt động cách mạng đã tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị Trang 2
- Người cầm bút chính là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa vì vậy nên xác định được vai trò trách nhiệm của mình Thiên gia thi”
- Trong sáng tác Người thường chú ý đến đối tượng tiếp nhận để sáng tác có hiệu quả
- Văn chương phải chân thật mang tính dân tộc tính nhân dân được nhân dân yêu thích
3/- Phong Cách Nghệ Thuật Của Hồ Chí Minh
- Bác là Người mở đường cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Trong sáng tác của Người có sự hài hòa giữa văn chương nghệ thuật và tư tưởng, giữa chính trị và văn chương, giữa truyền thống và hiện đại
- Hồ Chí Minh là tác giả có phong cách cá nhân là người đầu tiên sử dụng thành công thể văn chính luận hiện đại: Tuyên ngôn độc lập
+ Thơ: Có sự hài hòa giữa yếu tố cổ điển và tinh thần hiện đại, có hiệu quả chiến đấu
+ Chuyện ký: Đặt nền móng cho văn xuôi hiện đại cách mạng, có nhiều sáng tạo
+ Văn chính luận: Thể hiện quá trình tư duy sắc sảo, lý luận gắn liền thực tiển có tính chiến đấu cao
4/- HCST Vi Hành” – Nguyễn Ái Quốc
Vi Hành là truyện ngắn viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo nhân đạo cơ quan Đảng cộng sản Pháp số ra ngày 19/ 02/ 1923 đúng vào dịp Vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa tổ chức tại Macxay (Pháp)
5/- Ý Nghĩa Nhan Đề Vi Hành” – Nguyễn Ái Quốc
- Vi Hành nguyên văn tiếng Pháp là Incognito là hành động cải trang, dấu mặt đổi tên. Đây là hành động của các vị quan tốt thâm nhập vào thực tế cuộc sống nhân dân với những chính sách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân tốt đẹp hơn
- Vi Hành cũng là dấu mặt, đổi tên, cải trang nhưng để vụ lợi cá nhân, bỉ ổi
-> Vi Hành trong tác phẩn là dùng để vạch trần bản chất lạc hậu, ăn chơi xa xỉ, bù nhìn, bán nước, làm nhục quốc thể của vua Khải Định trong những ngày sống trên đất Pháp
6/- Mục Đích Sáng Tác Vi Hành” – Nguyễn Ái Quốc
- Vạch trần bản chất lạc hậu, bù nhìn, bán nước, ăn chơi xa xỉ, làm nhục quốc thể của vua quan phong kiến Việt Nam điển hình là vua Khải Định
- Vạch trần bản chất bịp bọm, mị dân của thực dân Pháp
- Kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp và nhân dân thế giới
7/- HCST Nhật Ký Trong Tù” – Hồ Chí Minh
Nhật Ký Trong Tù” là tập nhật ký bằng thơ viết bằng chữ Hán được sáng tác khi Người bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Quảng Châu – Trung Quốc) từ tháng 8/ 1942 đến tháng 9/ 1943 khi Người sang Trung Quốc liên hệ với các nước đồng minh chống Phát Xít ở Đông Dương.
8/- HCST & CĐ Tâm Tư Trong Tù” – TỐ HỮU
- HCST: Năm 1939 Pháp trở lại xâm lược đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương, cuối tháng tư năm ấy Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng Sản. Tâm Tư Trong Tù” được viết trong những ngày đầu nhà thơ bị giam nhà lao Xà Lim số 1 Thừa Thiên Huế. Bài thơ mở đầu cho phần thơ tù, phần xiềng xích” trong tập Từ ấy.
- CĐ: Bài thơ là tấm lòng yêu đời yêu cuộc sống, khao khát tự do khao khát chiến đấu vì lý tưởng trên tinh thần lạc quan cách mạng trong chốn lao tù của Tố Hữu.
9/- Quá Trình Phát Triển Của Văn Học 1945 – 1975
- 1945 – 1954: thời kỳ văn học chống Pháp
- 1954 – 1964:
+ MB: xây dựng XHCN cuộc sống mới
+ MN: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
- 1964 – 1975: thời kỳ văn học chống Mĩ
10/- Đặc Điểm Văn Học 1945 – 1975
- Đây là 1 nền văn học mới, nền văn học cách mạng thống nhất có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng, nêu lý tưởng và nội dung yêu nước, yêu CNXH là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này
- Là nền văn học phát triển trong chiến tranh nên luôn hướng về đại chúng công – nông – binh, phục vụ sát sao cách mạng. Một nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc
- Là nền văn học phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, lực lượng sáng tác hùng hậu nhiều thế hệ, có phong cách tác giả, là nền văn học sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng.
11/- HCST, Giá Trị Tuyên Ngôn Độc Lập” – Hồ Chí Minh
- HCST:
+ 19/ 08/ 1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. 26/ 08/ 1945 chủ tịch HCM từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố hàng ngang, Người soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập. 2/ 09/ 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội Người trịnh trọng tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
+ Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng Minh vào tước khí giới quân đội Nhật, âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp
- Giá trị:
+ Gía trị lịch sử: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc.
+ Gía trị văn chương: là 1 bài văn chính luận, gọn, súc tích lập luận chặt chẽ, đanh thép lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục.
12/- Mục Đích Sáng Tác Tuyên Ngôn Độc Lập” – Hồ Chí Minh
- Chính thức tuyên bố trước nhân dân thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xóa bỏ mọi đặt quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam
- Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc
13/- CĐ, Bố Cục Tuyên Ngôn Độc Lập” – Hồ Chí Minh
- CĐ: Tuyên Ngôn Độc Lập” với nội dung chính thức tuyên bố trước nhân dân thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, quyền độc lập tự do dân tộc ý chí quyết tâm bảo vệ quyền lợi đó của dân tộc ta. Đồng thời cũng khẳng định truyền thống yêu nước, anh hùng, nhân đạo của dân tộc.
- Bố cục: (gồm 3 phần)
? Phần 1: Từ đầu đến Không ai chối cải được” -> là cơ sở pháp lý (mượn 2 lời trích dẫn cả bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) làm cơ sở pháp lý cho tuyên ngôn độc lập Việt Nam)
? Phần 2: Từ Thế mà . . . . dân tộc đó phải được độc lập” -> đây là cơ sở thực tế của tuyên ngôn độc lập
+ Tố cáo tội ác của thực dân phong kiến
+ Cách mạng chính nghĩa của dân tộc Việt Nam
+ Sự ra đời của nước Việt Nam DCCH
? Phần 3: Phần còn lại -> đây là lời khẳng định trước thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và ý chí quyết tâm bảo vệ quyền lợi ấy của dân tộc
14/- HCST – XXứ Đôi Mắt” – NCao
- HCST: 1948 thời kì cả nước bước vào cuộc kháng chiến gian khổ khắt nghiệt, giai đoạn chuyển mình của tầng lớp văn nghệ sĩ, có nhiều nhà văn đi theo cách mạng sống và sáng tác nhiệt tình với quần chúng nhân dân, bên cạnh đó còn có những nhà văn có cái nhìn sai lệch về quần chúng nhân dân. Phản ánh vấn đề này Nam Cao viết Đôi Mắt.
- XX: Trích trong tập Nhật ký ở rừng”
15/- Nhan Đề Tác Phẩm Đôi Mắt” – NCao
- Lúc đầu tác phẩm có tên là Tiên sư thằng Tào Tháo” về sau đổi tên là Đôi Mắt
- Đôi mắt:
+ Là cơ quan thị giác của con người
+ Là quan điểm, lập trường, cách nhìn đời nhìn người, nhìn về cuộc sống
+ Đôi Mắt trong tác phẩm là 2 cách nhìn đời nhìn người, 2 cách sống trái ngược nhau của Hoàng & Độ trong buổi đầu kháng chiến.
16/- Tóm Tắt Đôi Mắt” – Nam Cao
Truyện kể xoay quanh 2 nhân vật Hoàng & Độ, một đôi bạn văn chương, với 2 cách nhìn đời, nhìn người, nhìn về cuộc kháng chiến và thái độ hoàn toàn trái ngược nhau
Hoàng là 1 văn sĩ thuộc lớp đàn anh dáng người (to béo, khệnh khạng), anh cùng vợ và con đi tản cư, với 1 cuộc sống phong lưu và sang trọng. Đối với cuộc kháng chiến anh dửng dưng bàng quan, có cái nhìn sai lệch và khinh bạc về quần chúng nhân dân. Hoàng cho rằng họ viết chữ quốc ngữ còn sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên”, đọc 1 cái giấy phải mất 15 phút nhưng lại hay hỏi giấy tờ. Các ông ủy ban, các bố tự vệ. . .vừa ngố vừa nhặng xị”.”Các ông thanh niên, các bà phụ nữ mới bây giờ lại càng nhố nhăng”. Dưới đôi mắt Hoàng thì nguời nhà quê toàn là những người ngu độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện cả”. Họ chỉ lệch lạc 1 cách phiến diện chứ không nhận ra cái nguyên cớ that đẹp đẽ bên trong”.
Khác với Hoàng Độ là một văn sĩ rất dễ mến, anh coi mình là 1 kẻ non dại, mới tập tọng học nghề”, anh đã từng làm anh tuyên truyền viên nhãi nhép, từng làm phóng viên mặt trân. Anh sống rất giản dị, anh đi sâu vào quần chúng để học và dạy họ”. Trước kia anh cũng rất nghi ngờ” khi nghe nói đến sức mạnh quần chúng”, có lúc anh gần như thất vọng về sự dốt nát, nheo nhếch, nhịn nhục 1 cách đáng thương” của người nông dân. Cách mạng tháng 8 bùng nổ anh bất ngờ, té ra người nông dân vẫn có thể làm cách mạng, họ hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh”, nhưng lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm”.
Qua cách xây dựng 2 nhân vật Hoàng & Độ với 2 cách nhìn đời, nhìn người, nhìn về cuộc kháng chiến hoàn toàn trái ngược nhau, Nam Cao đã thể hiện luận đề:
Con người ở bất cứ nơi đâu, lúc nào, vị thế nào cũng cần phải có đôi mắt trong sáng tinh anh, 1 trái tim nhân hậu để nhìn đời, nhìn người cho sâu sắc, toàn diện.
17/- 2 Cách Nhìn Đời, Nhìn Người Của Hoàng & Độ
? Giới thiệu chung:
- Đôi Mắt (1948) là chuyện ngắn xuất sắc của Nam Cao sau cách mạng tháng 8 và được coi là 1 tuyên ngôn nghệ thuật” của tác giả và những nhà văn cùng thế hệ với ông.
- Trong tác phẩm 2 nhân vật văn sĩ Hoàng & Độ là 2 tính cách trái ngược, thể hiện 2 quan điểm đối lập nhau về nhiều phương diện, đặc biệt trong cách nhìn về người nông dân
? 2 cách nhìn người nông dân của 2 nhân vật Hoàng & Độ
- Cách nhìn của Hoàng
+ Hoàng có cái nhìn khinh miệt đầy định kiến đối với người nông dân.
Hoàng thấy họ đều ngu độn, lỗ mãng, ích kỹ, tham lam, bần tiện còn những người Trang 6 làm công tác ủy ban thì vừa ngố vừa nhặng xị . . .Hoàng cười gằn,. . .nổi khinh bỉ. .
.phì cả ra ngoài . . .khi nói về họ. Cái nhìn của Hoàng phiến diện chỉ thấy hiện tượng
mà không thấy bản chất (chỉ thấy cái ngố bên ngoài không thấy cái nguyên cớ thật
đẹp đẽ bên trong qua hành động vác tre đi ngăn quân thù của anh thanh niên . . .)
+ Hoàng ko nhận thức được vai trò của người nông dân, mà chỉ tuyệt đối
hóa vai trò của lãnh tụ, đối lập vi nhân và quần chúng
- Cách nhìn của Độ
+ Trước cách mạng, giống như Hoàng Độ cũng gần như thất vọng về
người nông dân, thấy họ dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục. Anh nghi ngờ sức
mạnh quần chúng”
+ Sau cách mạng, nhờ sống gắn bó với người nông dân, Độ ngày càng
nhận thức đúng đắn và sâu sắc về họ. Anh thừa nhận người nông dân có những hạn
chế nhưng anh biết cảm thông, và hơn nữa, phát hiện ra bản chất nhiệt tình với cách
mạng của họ (hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh, gọi lựu đạn là nựu đạn
. . .nhưng đầy lòng yêu nước và làm cách mạng hăng hái . . .). Anh nhận ra biến
chuyển tích cực của người nông dân khi họ tham gia kháng chiến vì độc lập của dân
tộc cũng là vì hạnh phúc, tự do của mình
? Kết luận:
Với 2 cách nhìn đời nhìn người hoàn toàn trái ngược nhau của Hoàng & Độ.
Nam Cao biểu dương tầng lớp trí thức trẻ chia sẻ niềm vui nổi buồn cùng chiến đấu
với quần chúng nhân dân, đồng thời cũng lên án tầng lớp trí thức cũ sống thờ ơ, lạc
hậu, tách rời quần chúng nhân dân. Từ đó nhà văn đặt ra vấn đề hết sức có ý nghĩa
là lập trường quan điểm của người cầm bút
18/- Chủ Đề Đôi Mắt” – Nam Cao
Với 2 cách nhìn đời nhìn người hoàn toàn trái ngược nhau của Hoàng & Độ.
Nam Cao biểu dương tầng lớp trí thức trẻ chia sẻ niềm vui nổi buồn cùng chiến đấu
với quần chúng nhân dân, đồng thời cũng lên án tầng lớp trí thức cũ sống lạc hậu,
tách rời quần chúng nhân dân.
Đôi Mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao nói riêng, của tầng lớp văn
nghệ sĩ nói chung trong buổi đầu kháng chiến khó khăn (1946 – 1948). Muốn viết
đúng các văn nghệ sĩ phải có cách nhìn đúng.
19/- HCST Tây Tiến” – Quang Dũng
- Mùa xuân 1947 đoàn quân Tây Tiến được thành lập, phần đông là thanh niên
Hà Nội (học sinh, sinh viên, lao động chân tay, trí thức . . .) họ tự hiến dâng tuổi xuân
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
- Phối hợp bộ đội Lào bảo vệ biên giới tây bắc Việt – Lào, tiêu hao sinh lực
địch
- Đơn vị chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, vô cùng thiếu thốn về vật
chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn
anh hùngTrang 7
- Quang Dũng từng là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến, những kỷ niệm
chiến đấu hào hùng đã trở thành nguồn cảm hứng để người viết tác phẩm Tây
Tiến” sau khi rời xa quân đội về Phù Lưu Chanh
20/- CĐ Tây Tiến” – Quang Dũng
Bài thơ tái hiện 1 thời kỳ lịch sử trọng đại của dân tộc, thời kỳ chống Pháp
(1946 – 1948), với chân dung người lính quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
21/- HCST Bên Kia Sông Đuống” – Hoàng Cầm
- HCST: 1 đêm tháng 4 năm 1948, khi đang công tác ở Việt Bắc, Hoàng Cầm
trực tiếp nghe tin giặc Pháp đánh phá quê hương mình (nằm bên bờ sông Đuống, xứ
Kinh Bắc – một vùng đất trù phú và có truyền thống văn hóa lâu đời). ông rất xúc
động và ngay đêm ấy viết tác phẩm Bên Kia Sông Đuống”. ( Bên nay” là đất tự
do, nơi nhà thơ đang công tác hướng về bên kia” là quê hương ông, vùng đất bị giặc
chiếm đóng và giày xéo)
- HCST nói trên giúp ta hiểu sâu hơn về niềm tự hào, thương mến, nỗi đau đớn,
xót xa của nhà thơ khi nói đến những giá trị văn hóa, vẻ đẹp cổ truyền, sinh hoạt
bình yên và những con người thân yêu trên quê hương Kinh Bắc bị giày xéo tàn phá
và đọa đày.
22/- CĐ Bên Kia Sông Đuống” – Hoàng Cầm
Bên Kia Sông Đuống”. thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương đất
nước, với mãnh đất mà cha ông đã bồi đắp nên những giá trị văn hóa làm đẹp cho
đời làm đẹp cho đất nước. Đồng thời thể hiện tấm lòng yêu nước & câm thù giặc của
Hoàng Cầm
23/- CHST, HCST, Đề Tài Đất Nước” – Nguyễn Đình Thi
- CHST: Bắt nguồn từ lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về đất nước
hào hùng
- HCST: Bài thơ được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ác liệt
(1948 – 1955) nguồn cảm hứng được nung nấu ấp ủ hơn 7 năm nên hình ảnh trong
thơ có chiều sâu tư tưởng
+ 12 câu đầu viết 1948
+ 9 câu kế viết 1949
+ Phần còn lại viết sau chiến thắng Điện Biên Phủ
- Đề tài: Viết về quê hương đất nước đau thương quật khởi trong chiến tranh
chống Pháp
24/- CĐ Đất Nước” – Nguyễn Đình Thi
Bằng những vần thơ giàu chất suy tưởng tác giả bộc lộ cảm nghĩ của mình về
hình ảnh đất nước trong qúa khứ hiện tại và tương lai. Đồng thời ta thấy được tấm
lòng yêu nước và tự hào về một đất nước giàu đẹp anh hùng với ý thức bảo vệ quyền
độc lập của dân tộc
25/- XX, HCST Vợ Chồng A Phủ” – Tô Hoài
- XX: trích từ tập truyện tây bắc”Trang 8
- HCST: 1952 sau 8 tháng cùng sống và chiến đấu với bộ đội, với nhân dân với
các dân tộc ít người miền núi. Hình ảnh con người Tây Bắc đau thương quật khởi đã
trở thành cảm hứng cho ông viết về Tây Bắc trong đó có Vợ Chồng A Phủ”.
26/- CĐ Vợ Chồng A Phủ” – Tô Hoài
Từ cuộc sống tuổi nhục của Mị và A Phủ trong gia đình Thống Lý Pá Tra, Tô
Hoài muốn tố cáo tội ác bọn thực dân phong kiến miền núi đã đày đọa số phận con
người đồng thời ca ngợi các dân tộc ít người miền núi trong qúa trình đấu tranh giành
quyền sống đã trãi qua bao tuổi nhục đắng cay, họ vùng lên giành lấy quyền sống
bằng sức quật khởi của chính mình
27/- Giá trị Vợ Chồng A Phủ” – Tô Hoài
- GT nghệ thuật:
+ Khắc họa diễn biến tâm lý nhân vật chính xác
+ Tả cảnh làm nổi bật phong tục tạp quán vui chơi ngày tết của dân tộc
Hermông để tác động ngoại cảnh làm thay đổi những diễn biến nội tâm nhân vật
+ Dẫn truyện giới thiệu nhân vật tự nhiên, hấp dẫn
- GT hiện thực:
+ Phản ánh cuộc sống tuổi nhục của các dân tộc ít người miền núi dưới
chế độ thực dân phong kiến
- GT nhân đạo
+ Sự cảm thông sâu sắc của tác gỉa đối với sự bất hạnh của người dân
lao động miền núi
+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của các dtộc ít nguời miền núi trong
qúa trình đấu tranh tự phát giành quyền sống
28/- HCST Vợ Nhặt” – Kim Lân
Truyện ngắn Vợ Nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Tác phẩm
được viết ngay sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và
mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện
cũ và viết truyện ngắn này
29/- Nhận Xét Ngắn Gọn Tình Huống Độc Đáo Trong Vợ Nhặt” – KL
- Tình huống độc đáo: Tràng – 1 thanh niên nghèo ở xóm ngụ cư, thô kệch
nhặt được vợ một cách dễ dàng trong nạn đói 1945
- Nhận xét tình huống: Đây là tình huống độc đáo, éo le, bi thảm, nhưng thấm
đẫm tình người có tác dụng thể hiện tư tưởng và chủ đề tác phẩm
+ Tố cáo tội ác bọn thực dân, phong kiến đẩy nhân dân ta vào nạn đói
khủng khiếp khiến số phận con người rẻ mạc như rơm rác nơi đầu đường xó chợ
+ Làm bật lên những phẩm chất tốt đẹp người dân xóm ngụ cư sẵn sàng
cưu mang giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, khao khát hạnh phúc gia đình,
tin tưởng csống.
30/- CĐ Vợ Nhặt” – Kim LânTrang 9
Vợ Nhặt” tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người vào nạn
đói khủng khiếp 1945 khiến cho giá trị con người trở nên rẻ mạc, thấp kém. Đồng
thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nghèo dù trong hoàn
cảnh đó họ vẫn biết cưu mang đùm bọc lẫn nhau, hy vọng ở tương lai sẽ đc đổi đời và
hướng về cách mạng.
31/- GT Vợ Nhặt” – Kim Lân
- GT nghệ thuật:
+ Sáng tạo tình huống độc đáo hấp dẫn tạo sức lôi cuống
+ Xây dựng nhân vật >< nội tâm tính cách
+ Ngôn ngữ giản dị gần gũi lời ăn tiếng nói của người nông dân
+ Cốt truyện đơn giản có sức khái quát cao
- GT hiện thực:
+ Phản ánh chính xác thực trạng đau lòng của nông dân Việt Nam trong
nạn đói 1945 họ luôn hướng về cách mạng
- GT nhân đạo:
+ Phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam dù
gơi vào nạn đói nhưng họ vẫn cưu mang lẫn nhau
+ Hy vọng đổi đời, hướng về cách mạng
32/- HCST, CHST Tiếng Hát Con Tàu” – Chế Lan Viên
- HCST: trích từ tập ánh sáng và phù sa” bài thơ được sáng tác 1960 trong khi
miền Bắc xây dựng CNXH, Đảng và nhà nước kêu gọi nhân dân kể cả tầng lớp văn
nghệ sĩ trở về Tây Bắc xây dựng cuộc sống mới, khôi phục hậu quả của chiến tranh,
biến nơi đây thành điểm sáng của no ấm hạnh phúc. Để hưởng ứng phong trào này
mọi người từ khắp mọi miền đất nước trở về đây, bên cạnh đó còn nhiều người ngại
khó ngại đi xa, để động viên cổ vũ mọi người Chế Lan Viên sáng tác nên tác phẩm
- CHST: Niềm tự hào phấn khởi trước cuộc sống mới thay đổi tốt đẹp ở miền
Bắc trong kế hoạch xây dựng CNXH 5 năm lần thứ nhất
33/- Ý Nghĩa Nhan Đề Tiếng Hát Con Tàu” – Chế Lan Viên
- Bài thơ được sáng tác 1960 khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc, nên hình ảnh
con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng là khát vọng là ước mơ sớm trở về Tây Bắc
xây dựng cuộc sống mới. Tiếng Hát Con Tàu” là khúc hát lên đường với bao khát
vọng mạnh mẽ trở về Tây Bắc biến nơi đây thành điểm sáng của no ấm và hạnh
phúc. Đến với đất nước đến với nhân dân cũng chính là đến với ngọn nguồn cảm
hứng sáng tác.
34/- Những Hình Anh Có Ý Nghĩa Biểu Tượng THCT”
Bài thơ được sáng tác 1960 khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc, nên hình ảnh
con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng là khát vọng là ước mơ sớm trở về Tây Bắc
xây dựng cuộc sống mới XHCN. Tây bắc không còn là địa danh xa sôi của đất nước
nữa mà đã trở thành tổ quốc nhân dân vĩ đại. Tiếng Hát Con Tàu” là khúc hát lên
đường với bao khát vọng mạnh mẽ trở về Tây Bắc biến nơi đây thành điểm sáng của Trang 10
no ấm và hạnh phúc. Đến với đất nước đến với nhân dân cũng chính là đến với ngọn
nguồn cảm hứng sáng tác.
35/- Anh/ Chị Hiểu Thế Nào Về 2 Câu Thơ Sau
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”
(Tiếng hát con tàu – Chế LanViên)
Chỉ hai dòng thơ mà giàu chất nhạc, giàu sắc thái biểu cảm, chuyên chở một
triết lí nhân sinh sâu sắc; phép điệp, phép đối kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ ở hai
dòng thơ tạo nên âm hưởng dạt dào sâu thẳm khi ta ở” – khi ta đi” … nơi đất ở
đất đã hóa tâm hồn ….”. Mở ra một khúc nhạc lòng du dương xao xuyến. Tác giả đã
gợi ra một chân lí cuộc đời ít nhiều ta đều trải nghiệm. Khi đặt chân đến vùng đất xa
lạ, lúc ấy đất chỉ là vùng không gian cư trú nơi đất ở”. Rồi năm tháng dần trôi, ta đã
gắn bó biết bao nhiêu nghĩa tình nơi ấy, bỗng Phải ra đi, lòng cảm thấy nhói đau đất
đã hóa tâm hồn” hay tâm hồn ta đã chất đầy kỉ niệm ân tình, sức nặng của đất hay
sức nặng của cõi lòng nhớ nhung da diết. Mới hiểu vì sao nhiều người biết đến, nằm
lòng hai câu thơ ấy, cứ bất giác đúng hoàn cảnh là người ta buột miệng đọc lên mà
chẳng cần biết cội nguồn xuất xứ của nó từ đâu. Hai dòng thơ ấy đã được tách biệt
khỏi bài thơ và nó đã tồn tại độc lập như một thực thể hoàn chỉnh vẹn tròn. Thậy
hay! Thật y vị !
36/- CĐ Tiếng Hát Con Tàu” – Chế Lan Viên
Bằng những hình ảnh độc đáo giàu cảm xúc, giàu chất suy tưởng Tiếng Hát
Con Tàu” là lời động viên mọi người kể cả tầng lớp văn nghệ sĩ trở về Tây Bắc xây
dựng cuộc sống mới bằng tất cả tấm lòng biết ơn nhân dân.
37/- XX, HCST, CHST Các Vị La Hán Chùa Tây Phương” – Huy Cận
- XX: trích từ tập bài thơ cuộc đời”
- HCST: Năm 1960 khi miền Bắc xây dựng CNXH cuộc sống thay đổi tốt đẹp,
lúc ấy nhà thơ có dịp trở lại thăm chùa Tây Phương trên núi Câu Lậu tỉnh Hà Tây có
1 công trình kiến trúc nổi tiếng là 18 pho tượng bằng gỗ của 18 vị la hán được đặt tại
hành lang của chùa được hoàn thành vào TK XVII – XVIII với những dáng vẻ khác
nhau đã tạo cho Huy Cận có những suy nghĩ về thế giới phật giáo và cuộc sống mới
hiện đại. ông mượn truyện phật để nói truyện đời, truyện của qúa khứ (nổi đau đời
mà không cứu được đời của cha ông TK XVIII như Nguyễn Du) và hiện tại (xây
dựng XHCN ở miền Bắc cuộc sống thay đổi tốt đẹp)
- CHST: Niềm cảm thông với những bế tắc của cha ông ở TK XVIII như
Nguyễn Du, và niềm tự hào trước cuộc mới hiện tại
38/- Cảm Nhận Về Đoạn Thơ Sau Trong TP THCT” – CLV
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương”Trang 11
-> Đoạn thơ với hình thức câu trần thuật, tác giả đã kể lại những suy nghĩ, cảm
xúc của mình sau chuyến thăm chùa Tây Phương, tác giả có những thắc mắc, hoài
nghi về thế giới phật giáo. Tại sao hình ảnh 18 pho tượng của 18 vị La Hán đã đến
với cửa phật mà lại mang sự đau khổ của thế giới trần tục. Nó gợi cho tác giả có
những suy nghĩ về thế giới phật giáo cũng như tâm tư, tình cảm của cha ông (các trí
thức đương thời như Nguyễn Du) ở TK XVIII
39/- CĐ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương” – Huy Cận
Bằng những vần thơ giàu hình ảnh , giàu chất suy tưởng Huy Cận đã mượn
truyện phật để nói truyện đời, cảm thông với những bế tắc của cha ông (trí thức ở TK
XVIII như Nguyễn Du) và tự hào trước cuộc mới hiện tại (công cuộc xây dựng
XHCN ở miền Bắc cuộc sống thay đổi tốt đẹp)
40/- XX, HCST, Đề Tài, Nghệ Thuật Mùa Lạc” – Nguyễn Khải
- XX: trích từ tập truyện cùng tên
- HCST: Sau chuyến đi thực tế 1958 hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và nhà
nước mọi người trở về Tây Bắc xây dựng cuộc sống mới. Hưởng ứng phong trào này
mọi người trở lên Điện Biên Phủ để xây dựng: kinh tế, văn hóa, xã hội biến Điện
Biên thành điểm sáng của no ấm. Thực tiễn sôi động ở đó đã tạo cảm hứng cho
Nguyễn Khải sáng tác tập truyện Mùa Lạc” trong đó có tác phẩm Mùa Lạc”
- Đề tài: Viết về cuộc sống mới của những con người ở nông trường Điện Biên
- Nghệ thuật
+ Xây dựng nhân vật: khai thác nội tâm nhân vật trung thực, chính xác,
vốn ngôn ngữ sắc sảo, linh hoạt
+ Tả cảnh: có sự đan xen giữa động và tĩnh làm nổi bật sự thay đổi, sự đi
lên của vùng đất Điện Biên
+ Truyện mang màu sắc triết lý và giá trị nhân đạo (bên trong của một
con người sống liều lĩnh bất cần đời là một niềm khao khát hạnh phúc gia đình)
41/- Quan Điểm Của Nguyễn Khải Trong Mùa Lạc
- Nguyễn Khải khẳng định chỉ có cuộc sống mới XHCN với những con người
mới quan tâm chăm sóc lẫn nhau thì giúp được những người bất hạnh tìm thấy hạnh
phúc của mình
- Tác giả thể hiện quan niệm sống, con người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng
tìm thấy hạnh phúc khi họ được sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ của mọi người
trong môi trường mới XHCN
42/- Ý Nghĩa Nhan Đề Mùa Lạc” – Nguyễn Khải
Mùa Lạc” là mùa thu hoạch lạc trên nông trường Điện Biên, mùa lạc cũng là
mùa vui mùa hạnh phúc, Mùa Lạc” trong tác phẩm chính là sự hăng hái lao động
của những con người ở nông trường Điện Biên, ML nó còn có nghĩa khác đó là niềm
hạnh phúc của mình khi con người thật sự tìm thấy được trên nông trường Điện Biên
trong những ngày đầu xây dựng XHCN ở miền Bắc.
43/- CĐ Mùa Lạc” – Nguyễn KhảiTrang 12
Từ sự đi lên của nông trường Điện Biên, sự đổi đời của Đào, Nguyễn Khải
muốn thể hiện 1 quan niệm sống chỉ có csống mới XHCN mới thực sự đem lại hạnh
phúc cho con người – (Con người dù bất hạnh đến đâu họ cũng tìm thấy hạnh phúc,
khi họ được yêu thương, được quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong môi trường mới
XHCN)
44/- Quá Trình ST Của TỐ HỮU Từ 1937 – 1978 Trở Về Sau
- 1937 – 1946 tập Từ Ay -> tiếng hát say mê lý tưởng của thanh niên sẵn sàng
vì lý tưởng với tinh thần lạc quan. Từ Ay có 3 phần: máu lửa, xiềng xích, giải phóng
- 1947 – 1954 tập Việt Bắc -> phản ánh hình ảnh cuộc kháng chiến với những
con người kháng chiến
- 1955 – 1961 tập Gió Lộng -> niềm vui phơi phới trước csống mới no ấm
- 1962 – 1971 tập Ra Trận, 1972 – 1977 Máu & Hoa -> cả nước chống Mĩ, ca
ngợi hình ảnh cuộc kháng chiến trường kì, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của nhân dân
2 miền
- 1978 trở về sau 1 Tiếng Đàn.
45/- Tại Sao Nói Thơ TỐ HỮU Là Thơ Trữ Tình Chính Trị
- Bản thân ông là nhà thơ, nhà chính trị, một chiến sĩ cách mạng, nêm cảm
hứng sác tác đều được khơi nguồn từ những sự kiện chính trị (Mùa xuân 1968, Việt
Bắc. . .)
- Thơ ông nói chuyện chính trị bằng lời lẽ, giọng điệu ngọt ngào của tình mẹ
con, tình anh em, tình yêu lứa đôi
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”
Vì thế mà TH diễn đạt chuyện chính trị ngọt ngào gần gũi với nhân dân
46/- Phong Cách Nghệ Thuật TỐ HỮU
- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị nên lý tưởng cộng sản và những vấn đề
chính trị là cảm hứng sáng tác
- Thơ Tố Hữu là thơ lãng mạn chủ nghĩa gắn liền với khuynh hướng sử thi
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc
+ Thể thơ lục bát
+ Vận dụng vốn ca dao, dân ca
+ Hình ảnh trong thơ gần gũi với đời sống và chiến đấu của nhân dân
như: áo chàm, rừng cọ . . .
47/- Những Yếu Tố Góp Phần Hình Thành Tài Năng TỐ HỮU
- Quê hương Thừa Thiên Huế giàu truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc,
trang nghiêm cổ kín thơ mộng ảnh hưởng đến hồn thơ của Tố Hữu Trang 13
- Xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, Cha yêu thơ thích sưu tầm ca dao
tục ngữ -> hình thành sở trường làm thơ của Tố Hữu, Mẹ là nhà nho thuộc nhiều ca
dao dân ca đã ảnh hưởng đến tâm hồn thi sĩ, thơ Tố Hữu mang âm hưởng ca dao
- Bản thân ông là một người yêu thơ, có năng khiếu có tâm hồn thi sĩ, có lý
tưởng, sớm giác ngộ cách mạng
- Thời sống Mặt trận Đông Dương phát triển mạnh ở Huế -> nhạy cảm
48/- Tại Sao Nói Thơ TH Đậm Đà Tính Dân Tộc
- TH sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục
bát. . .) có sự sáng tạo, linh hoạt
- Về ngôn ngữ TH sử dụng những lối so sánh, phép chuyển nghĩa gần gũi với
nhân dân, sử dụng vốn ca dao dân ca phong phú và quen thuộc với nhân dân
- Hình ảnh trong thơ gần gũi với đời sống và chiến đấu của nhân dân như: áo
chàm, rừng cọ . . .
- Đặc biệt ở nhạc điệu mang âm hưởng thơ ca Huế, phong phú về vần, phối âm
điệu nhịp nhàng, sử dụng từ láy mang cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc.
49/- HCST Việt Bắc” – Tố Hữu
Tháng 5/ 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, 1
trang sử mới của đất nước, 1 giai đoạn mới của cm được mở ra. Tháng 10/ 1954 cán
bộ cách mạng cơ quan trung ương của Đảng rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
Trong buổi chia tay lưu luyến bịn rịn đã tạo cảm xúc cho Tố Hữu sáng tác Việt
Bắc”. Bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ vẻ vang của cm ở chiến khu Việt
Bắc”. Nay đã trở thành những kỷ niệm sâu nặng trong lòng người
50/- CĐ Việt Bắc” – Tố Hữu
Bài thơ với âm hưởng ngọt ngào của vốn ca dao dân ca đậm đà bản sắc dân
tộc. Tố Hữu đã ghi nhận độc đáo những kỷ niệm ở chiến khu Việt Bắc, từ đó ca ngợi
cuộc kháng chiến anh hùng với những con người anh hùng
51/- HCST Kính Gửi Cụ Nguyễn Du” – Tố Hữu
Tháng 10 & 11 năm 1965 giữa lúc cả nước bước vào giai đoạn chống Mĩ ác liệt
nhất, Tố Hữu có dịp cùng một số đồng nghiệp đi thực tế về vùng khu IV cũ (vùng
tuyến lửa nóng bỏng), khi qua huyện Nghi Xuân quê hương của đại thi hào Nguyễn
Du, đúng vào dịp nhân dân địa phương tổ chức long trọng 200 năm ngày sinh đại thi
hào dân tộc, không khí trang nghiêm và lòng kính trọng rất mực là nguồn cảm xúc để
tác giả viết Kính gửi cụ Nguyễn Du”
52/- CĐ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du” – Tố Hữu
Bằng những vần thơ lục bát đậm đà tính dtộc cùng với hình thức lẫy kiều. Tố
Hữu thể hiện lòng thông cảm sâu xa và sự kính trọng rất mực đối với Nguyễn Du,
Thúy Kiều, đối với di sản tinh thần của ông cha. Đồng thời thể hiện ý thức về mối
quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
53/- Anh/ Chị Hiểu Thế Nào Về Nội Dung Đoạn Thơ Sau
Tiếng thơ ai động đất trời Trang 14
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
Đây là sự tôn vinh rất cao, thậm chí chưa tùng có, đồng thời là lòng trân trọng
biết ơn sâu sắc thiên tài Nguyễn Du. Tiếng thơ nguyễn Du là tiếng thơ ”động đất
trời” nghĩa là có sức mạnh lay động lòng người và thấu cả trời đất. Nó là sự kết tinh
của ngàn năm đất nước. Tiếng thơ Nguyễn Du nhập với lòng mẹ, tức là cái vừa gần
gũi vừa thiêng liêng, cao cả, vì thế mà nó tỏa rộng trong không gian và trường tồn
với thời gian. Quả là sự khẳng định mạnh mẽ về giá trị của thiên tài Nguyễn Du.
Trước Tố Hữu, đánh giá về Nguyễn Du, đáng chú ý nhất phải kể đến ý kiến của
Mộng Liên Đường chủ nhân – nhà bình luận văn học thế kỉ XIX, khi ông cho rằng
Nguyễn Du là người ”có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn
đời”. Hoặc Cao Bá Quát cũng từng khen Truyện Kiều ”là tiếng nói hiểu đời”. Các ý
kiến đều thống nhất trong sự đánh giá rất cao về Truyện Kiều và tài năng của đại thi
hào dân tộc Nguyễn Du.
54/- NGUYỄN TUÂN
? Tiểu sử
- 10/ 7/ 1910 – 28/ 7/ 1987
- QQ: xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, phường Nhân Chính, quận Thanh
Xuân, Hà Nội
- Xuất thân trong 1 gia đình nho giáo khi Hán học đã tàn -> bất mãn cuộc đời,
sống ngông nghênh -> ảnh hưởng trong sáng tác
- 1929 tham gia cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt ->
thể hiện tinh thần dân tộc
- Sau đó ông bị bắt vì tội xê dịch” qua biên giới không giấy phép
- Ông cằm bút vào khoãng những năm 1930 nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với
những tác phẩm trên báo Tao Đàn, Tiểu thuyết thứ 7
- 1941 bị bắt vì tội giao du với những người hoạt động chính trị
- 1945 cm T8 thành công ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến
- 1948 – 1958 ông giữ chức tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam
- 1996 đc nhà nước Việt Nam truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ
thuật
? Con người
- Là 1 trí thức giàu lòng yêu nước (ý thức tinh thần dân tộc, nuôi dưỡng tiếng
mẹ đẻ – chữ nôm)
- Cá tính độc đáo, lối sống phóng túng
- Là người rất mực tài hoa, tài tử, am hiểu nhiều môn nghệ thuật: hội họa, điêu
khắc, điện ảnh, có 1 vốn kiến thức uyên bác
- Quý trọng nghề nghiệp, qúa trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần cù,
sáng tạo Trang 15
? Phong Cách Nghệ Thuật
- PCNT Nguyễn Tuân rất độc đáo và sâu sắc
- Sự uyên bác tài hoa chứa đựng trong thái độ ngông” của ông qua cách sử
dụng từ ngữ, đặt câu, biện pháp tu từ, dựng cảnh (thiên nhiên: hùng vĩ, hoành tráng,
dữ dội; con người: tài hoa, khinh bạc)-> khai thác ở khía cạnh thẩm mĩ
- Văn của ông vừa trang nghiêm cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại
55/- HCST Người Lái Đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân
Sau chiến đi thực tế năm 1958, Nguyễn Tuân có dịp cùng sống với bộ đội,
thanh niên xung phong công nhân cầu đường và đồng Tây Bắc. Thực tiễn csống sôi
động ở vùng cao cùng vẻ đẹp uy nghiêm hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc đã tạo
cảm hứng để Nguyễn Tuân viết Tùy bút sông Đà” trong đó có tác phẩm Người Lái
Đò Sông Đà”
56/- CĐ Người Lái Đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân
Người Lái Đò Sông Đà” ca ngợi vẻ đẹp trữ tình hùng vĩ của thiên nhiên Tây
Bắc, con người Tây Bắc tài hoa anh dũng, hi sinh thầm lặng lớn lao trong chiến đấu
cũng như trong lao động
57/- HCST Rừng Xà Nu” – Nguyễn Trung Thành
Mùa hè năm 1965 khi Mĩ đổ bộ vào miền nam, lúc ấy nhà văn chuẩn bị in tạp
chí văn nghệ quân giải phóng miền trung. Trong không khí Hịch tướng sĩ” đánh Mĩ
hừng hực tráng ca NTT cho ra đời Rừng Xà Nu”
58/- Tóm Tắt Rừng Xà Nu” – Nguyễn Trung Thành
Truyện bắt đầu bằng hình ảnh RXN trong nhựng năm kháng chiến cả RXN
hàng vạn cây không cây nào là không bị thương” cứ thế 2, 3 năm nay RXN ưỡn tấm
ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng
Đứng đầu làng Xôman là cụ Mết – 1 già làng có trách nhiệm, có uy tính, ông
đặt niềm tin vào Đảng và cách mạng cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”.
Truyện xoay quanh người anh hùng Tnú trở về làng sau 3 năm đi lực lượng. Tnú tuy
có 1 tuổi thơ bi đát – mồ coi sống trong sự đùm bọc của dân làng Xôman nhưng từ
nhỏ đã rất gan dạ cùng Mai nuôi dấu cán bộ, khi bọn Mĩ hay tin dân làng Xôman
mày giáo chuẩn bị kháng chiến, chúng ra sức đàn áp dã man, thế là nổi bất hạnh lại
đến với Tnú. Trận mưa cây sắt của bọn Mĩ đã cướp đi sinh mạng của mẹ con Mai,
Tnú tận mắt chứng kiến vợ con mình chết nhưng kông cứu được họ mà anh còn bị
trói, đốt cháy 10 đầu ngón tay anh. Mang thù nhà nợ nước ngay đêm ấy Tnú cùng
dân làng nổi dậy
Truyện kết thúc bàng hình ảnh Tnú, cụ Mết, Dít đứng nhìn ra xa, đến hút tầm
mắt cũng không nhìn thấy gì khác ngoài RXN nối tiếp chạy đến chân trời
59/- CĐ Rừng Xà Nu” – Nguyễn Trung Thành
Từ nổi đau riêng của cá nhân Tnú, và nổi đau chung của dân làng Xôman, nhà
văn tố cáo tội ác của bọn Mĩ ngụy, đồng thời ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tinh thần Trang 16
quật khởi và sức sống mãnh liệt của dân làng Xôman nói riêng và nhân dân Tây
Nguyên nói chung.
60/- Ý Nghĩa Biểu Tượng Cây Xà Nu
- Cây Xà Nu chịu sự tra tấn tàn phá của bom đạn Mĩ cũng như dân làng Xôman
chịu sự tra tấn dã man của bọn thằng Dục
- Cây Xà Nu có sức sống mãnh liệt như dân làng Xôman không chịu khuất
phục trước kẻ thù, người trước ngã người sa nối tiếp
- Cây Xà Nu ham ánh sáng và khí trời cũng như dân làng Xôman yêu cuộc
sống tự do, hướng tới cách mạng.
Cây Xà Nu dù được miêu tả ở góc độ nào nó cũng gợi cho người đọc liên
tưởng về cuộc sống về phẩm chất con người XôMan nói riêng và nhân dân Tây
Nguyên nói chung
61/- HCST, Đề Tài, Bối Cảnh Mảnh Trăng Cuối Rừng” – Nguyễn Minh
Châu
- HCST: Viết vào đầu thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc
lần nhất. Sự kiện vịnh Bắc bộ (1964) mở ra 1 giai đoạn mới của lịch sử Việt Nam,
giai đoạn cả nước chống Mĩ ác liệt, tầng lớp thanh niên Hà Nội tự nguyện hiến dâng
tuổi trẻ đến với vùng tuyến lửa với sự nhiệt tình và đam mê.
- Đề tài: Viết về tình yêu trong sáng cao thượng của tuổi trẻ Việt Nam trong
thời kháng chiến chống Mĩ
- Bối cảnh: Câu truyện tình xảy ra trong vùng tuyến lửa ác liệt nhất phía tây
Trường Sơn
62/- CĐ Mảnh Trăng Cuối Rừng” – Nguyễn Minh Châu
Từ câu truyện tình lãng mạn trong sáng của Nguyệt và Lãm tác giả đề cao vẻ
đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh thủy chung trong tình
yêu.
63/- Ý Nghĩa Nhan Đề Mảnh Trăng Cuối Rừng” – Nguyễn Minh Châu
Vầng trăng non đầu tháng trong rừng Săn Lẻ những năm kháng chiến chống
Mỹ, lúc ẩn lúc hiện xuyên suốt trong đoạn trích làm tô đậm thêm chất thơ mộng trữ
tình của truyện. Nó soi rội cho tình yêu lãng mạn của Nguyệt và Lãm
Mảnh Trăng Cuối Rừng” cùng tên với nhân vật trung tâm Nguyệt. Nguyệt là
trăng làm rõ vẻ đẹp trong phẩm chất của Nguyệt, tăng thêm giá trị của bút pháp trữ
tình lãng mạn.
Tìm Kiếm
Home » Unlabelled » Ngữ Văn 12: Ôn Tập Văn Học 12