Tìm Kiếm

Soạn Bài Ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh Lớp 8 Tập 2

Đề bài: Soạn Bài Ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh Lớp 8 Tập 2

Bài Làm

I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT

Câu 1: Vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống:

– Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức ( kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân….của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội.

>> XEM THÊM: Soạn bài Phương pháp thuyết minh

Câu 2: Văn bản thuyết minh khác với văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm:

– Văn thuyết minh là phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người. Vì thế cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

Câu 3: Để làm tốt bài văn thuyết minh:

– Cần có sự am hiểu về đối tượng cần thuyết minh ( tri thức về các sự vậ,t hiện tượng tự nhiên chính xác.

– Tích luỹ hiểu biết bằng cách nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát…để nắm bắt đặc điểm đặc trưng của chúng.

– Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh

+ Làm nổi bật được những đặc trưng, bản chất của sự vật, hiện tượng

+ Có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ ; bố cục 3 phần

Câu 4: Các phương phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, phân tích, phân loại.

II. LUYỆN TẬP

 

Bài tập 1:

a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

* Lập ý:

– Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng của đồ dùng, những điều cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng.

* Dàn ý chung:

Mở bài: Giới thiệu khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó.

Thân bài:

  • Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng;
  • Những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi sự cố cần sửa chữa,
  • Cách bảo quản
  • Phân loại (nếu có)

Kết bài: Vai trò và ý nghĩa của nó trong đời sống.

b) Giới thiệu danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở quê hương.

– Mở bài: Giới thiệu vị trí và ý nghĩa văn hoá, lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương, đất nước.

Thân bài:

+ Giới thiệu vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển, định hình, tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến ngày nay.

+ Cấu trúc, qui mô từng khối, từng mặt, từng phần.

+ Sơ lược thần tích.

+ Hiện vật trưng bày, thờ cúng.

+ Phong tục, lễ hội.

– Kết bài: Thái độ tình cảm đối với danh lam.

c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học

Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại đó.

 

– Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể loại đó (có ví dụ kèm theo minh họa)

  • Về kết cấu, số câu, số chữ.
  • Quy luật bằng trắc, cách gieo vần, cách ngắt nhịp trong thơ.
  • Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ; nghệ thuật sử dụng câu từ, hình ảnh trong văn.

Kết bài: Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.

d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)

– Mở bài: Giới thiệu tên đồ dùng.

– Thân bài:

  • Nguyên vật liệu.
  • Cách làm.
  • Yêu cầu thành phẩm.

– Kết bài: Những điều cần lưu ý trong quá trình tiến hành.

Bài tập 2: Tập viết đoạn văn.

Ví dụ: Đoạn văn thuyết minh về Vịnh Hạ Long.

Vịnh Hạ Long (Vịnh nơi con rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vị Bái Tử Long phí đông bắc và quần đảo Cát Bà phía tây nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 334 km quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Sự kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lí khác nhau. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu,… đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh