Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn để thấy được sức sống mãnh liệt và lòng yêu nước sâu sắc
Mở bài Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
Tác phẩm Nam quốc sơn hà, bình ngô đại cáo và hịch tướng sỹ đều là những áng văn bất hủ của thời đại. Tuy nhiên trái với hai bài kia, hịch tướng sỹ đã đem lại cho chúng ta những âm hưởng hào hùng, gieo vào lòng chúng ta cảm xúc mãnh liệt và niềm tự hào mãnh liệt. Hơn thế nữa ta cảm nhận được sức sống mãnh liệt và lòng yêu nước sâu sắc khi đọc bài này.
Thân bài Phân tích bài Hịch tướng sĩ
Đầu tiên là cảm xúc tự hào khi Trần Quốc Tuấn nêu lên những gương những anh hùng, những trung thân nghĩa sỹ đã hết lòng vì nước quên thân, qua đây tác giả muốn nói lên nguyên lý đạo đức, cơ sở lý luận tư tưởng để khích lệ quân sỹ của mình. Những vị quân sỹ ấy là “ Kỉ Tín lấy mình chết thay cứu Cao Đế, Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở Chiêu Vương, Dụ Nhượng nuốt than cứu chủ,…….” Rất nhiều rất nhiều những tấm gương liều mình cứu chỉ. Thông qua những hình ảnh này các chiến sỹ cũng ngầm phải hiểu nhiệm vụ và trách nhiệm của mình cần phải làm gì, ta đã một phần nào đó đã khích lệ được tinh thần chống giặc ngoại xâm của họ. Tiếp theo lòng căm hù giặc sâu sắc, nỗi đau xót chân thành khi thấy đất nước giày xéo. Trần Quốc Tuấn đã lột tả hết bản chất tham lam độc ác cầm thú của chúng “ ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang đi giữa đường, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, đem thâm dê chó bắt nạt tể phủ …..”
qua đây ta đã thấy rõ được âm mưu ủa chúng. Tác giả thể hiện sự căm giận và khinh bỉ chúng, sử dụng những từ như “hổ đói, cú diều, dê chó” Trần quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của chúng, nhận thức được hiểm họa, nguy cơ diệt vong. Đoạn văn trên vừa thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, vừa vạch trần tội ác của giặc thậm chí thể hiện thái độ càng cao đề phòng của ông. Ông bắt đầu bộc lộ nỗi lòng của mình “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da uống máu quân thù. Dẫu có cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng yên lòng”. Đọc xong đoạn văn này ta cảm thấy khâm phục ý chí cũng như sự quyết tâm đánh giặc của ông.
Phải là một người yêu quê hương đất nước của mình da diết lắm ông mới có hành động và suy nghĩ táo bạo như vậy, quyết hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc. Nếu như cả bài hịch là hình tượng cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại của Trần Quốc Tuấn thì đoạn này là tiêu biểu nhất cho tình yêu ấy. Với bút pháp khoa trương ít nhiều, có tính ước lệ nhưng thống thiết hào sang phù hợp với ngôn ngữ hùng biện của thể hịch văn, vì thế có sức ngân vang lớn. Đoạn văn thể hiện trạng thái xục xôi, hận thù bỏng rát của một trái tim vĩ đại, chất chứa cảm xúc lớn với vận mệnh đất nước, số phận của nhân dân. Cảm xúc ấy được đẩy lên đỉnh điểm, căm giận thì sục sôi, đau đớn thì mãnh liệt: quên ăn, mất ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Từ trái tim sục sôi yêu nước mãnh liệt đến ý chí quyết tâm hy sinh vì đất nước, giữ vững hòa bình cho dân tộc được thể hiện qua những ngôn từ: chỉ căm tức chưa xả được thịt, lột da uống máu quân thù.
Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng yên lòng. Chưa bao giờ văn học việt nam lòng căm thù giặc sâu sắc và nỗi đau xót trước vận mệnh dân tộc lại được thể hiện sâu sắc và mạnh mẽ đến như vậy. Nó gây xúc động cho người đọc về tinh thần nguyện hy sinh vì đất nước. Trần Quốc Tuấn chính là tấm gương cho lòng trung quân ái quốc. Ông truyền tinh thần đến binh lính để họ sẵn sàng cùng mình đánh đuổi giặc. Đây là một khí phách của một dân tộc anh hùng, quyết tâm không chịu lùi bước, chiến đấu đến tận cùng. Tuy nhiên Trần Quốc Tuấn hiểu được rằng ý chí quyết chiến quyết thắng sẵn sàng hy sinh để đánh đuổi giặc của vị thống soái là yếu tố quan trọng nhưng vẫn chưa đủ vì ông cần đến tinh thần đoàn kết đấu tranh của toàn thể dân tộc. Nó chính là điều tiên quyết cho một chiến. Do đó ông trực tiếp đi vào khích lệ cổ vũ binh lính.
Ông nhắc lại mối ân tình xưa của mình với binh lính: không có mặc ta cho áo, không có ăn ta cho cơm, quan nhỏ ta thăng chức, lương ít ta cấp bổng, đi thủy ta cho thuyền, đi bộ ta cho ngựa. Một vị tướng quân hết lòng chăm lo cho binh lính của mình. Ông chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho họ, coi họ như người anh em vào sinh ra tử của mình. Ở đây ta cảm nhận được tình cảm gắn bó thân thiết. Nhắc lại ân tình là vậy, nhưng ông không quên phê phán những hành động sai của tướng sỹ: đam mê các trò chơi vô bổ “ chọi gà, uống rượu đánh bạc hay lưu luyến vợ con, ham làm giàu. Hoặc chỉ ra nỗi nhục của họ: làm tướng quân mà phải đi hầu giặc. Tất cả những sai phạm này nghiêm trọng nếu như họ quá lấn sâu vào và quên đi trách nhiệm của mình. Một khi giặc đến thì đất nước sẽ mất. Thú vui còn đó vợ con vẫn ở nhà đợi chúng ta, làm giàu để sau. Bởi nếu như nước mất thì vợ con phải chịu khổ cực ta phải chịu cảnh làm trâu ngựa cho lũ quân Nguyên Mông, rồi phần mộ của cha mẹ bị lật lên, … nhiều thứ ta bị mất nếu như vẫn giữ nguyên tình trạng bây giờ. Trần Quốc Tuấn chỉ ra nhiệm vụ trước mắt là tập trung vào luyện binh pháp, giữ vừng nền hòa bình bảo vệ an nguy của dân tộc, còn những thứ khác để sau. Những lời ông nói không giống như chủ tướng mà người đồng cảnh ngộ vậy. Có thể thấy tác giả là một vị tướng tài ba thấu hiểu những niềm vui nỗi buồn và thú vui của binh lính. Trước những sai phạm của binh lính ông không đưa ra hình phạt hay gì đó mà đưa ra những lời khuyên bổ ích, khiến người lính tâm phục khẩu phục và đi theo.
Đây chính là điều chúng cần nể phục về cách quản lý binh lính của ông. Bên cạnh tình cảm sục sôi mãnh liệt là nghệ thuật giàu chất biểu cảm. Nghệ thuật ấy biểu hiện ở giọng điệu, lời văn, cách lập luận. Cách lập luận của bài luận hết sức chặt chẽ nó kết hết cả lý trí và tình cảm vào trong đó. Giọng điệu bài rất linh hoạt: khi thì ôn tồn, thống thiết nghĩa nặng tình sâu, lúc thì nghiêm khắc, lúc thì mỉa mai châm chọc. Cùng với đó là lời văn giàu cảm xúc, giàu sắc thái biểu cảm, vừa hùng hồn vừa khúc triết. Thêm vào đó là sự xuất hiện của cái tôi trữ tình Trần Quốc Tuấn.
Kết luận Phân tích bài Hịch tướng sĩ
Tất cả nội dung và nghệ thuật đã đem lại áng văn bất hủ này. Không những thế bởi sự thuyết phục của bài hịch những câu nói, nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn đã đánh thức binh sỹ khiến họ hừng hừng khí thế đánh giặc hăng say luyện tâm binh pháp. Để rồi đi đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên một cách huy hoàng.
Theo Vanmau.top