Tìm Kiếm

Giá trị cuộc sống qua câu Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Giá trị cuộc sống qua câu Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Hướng dẫn

Đề bài: Suy nghĩ về giá trị của lời nói trong cuộc sống qua câu “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Mở bài Giá trị cuộc sống qua câu Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Trong một thời điểm nào đó mỗi chúng ta đều có một suy nghĩ và hành động khác nhau đối với từng người, để dạy cho con cháu cách đối nhân xử thế sao cho tốt các cụ thường có câu “lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, những giá trị trong cuộc sống đó là muốn ta học hỏi và làm theo.

Thân bài Giá trị cuộc sống qua câu Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Trong cuộc sống hàng ngày, lời nói chính là công cụ giao tiếp, phương tiện giúp con người trao đổi thông tin, hiểu theo cách đơn giản là cách chúng ta bày tỏ những quan điểm ý kiến của cá nhân cho tập thể cùng xem xét và cũng là những mệnh lệnh của cấp trên cho cấp dưới tuân theo. Có rất nhiều cách để định nghĩa lời nói dù hiểu theo mặt nào thì lời nói cũng rất quan trọng.

Có biết bao điều mà ta chưa biết, mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều người, mỗi người một tính cách khác nhau, có cách nói chuyện không giống nhau, vì vậy lời nói khi nói ra rất quan trọng, không chỉ đơn thuần là nói mà còn phải nói như thế nào cho vừa lòng mọi người, tránh khiến đối phương tự ái, không muốn giao tiếp với mình, để duy trì một cuộc nói chuyện sao cho hay, thỏa mái mỗi người cần suy nghĩ trước khi nói.

 

Ông cha ta đã để lại cho con cháu biết bao câu dạy chúng ta cách giao tiếp cho phù hợp, trong đó có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” thể hiện được tầm quan trọng của lời nói, lời nói không mất tiền để mua, không như rau cỏ ngoài chợ mà phải bỏ tiền mua thì vậy hãy nói như thế nào, nói cách nào, lựa từng lời, từng chữ sao cho vừa lòng nhau chứ đừng để vì một hai câu không vừa ý cãi nhau xảy ra xô xát như chợ vỡ.

Một người thông minh họ sẽ có những lời nói lịch sự, trang nhã, tùy vào từng hoàn cảnh họ có những lời nói khác nhau, mỗi người có cách nói khác nhau nhưng dù cách nói nào thì cũng cần sự chân thành và thật lòng. Không nên nói kháy, nói đểu người khác vì như vậy chỉ làm tăng thêm một ấn tượng không tốt cho bản thân mình, cũng khiến buổi nói chuyện trở nên nặng nề.

Lời nói không phải bỏ tiền ra mua nên ai cũng có thể nói được, từ những đứa trẻ bập bẹ tập nói đến những cụ già ai cũng nói, một câu nói nó có thể cho đối phương cảm thấy vui sướng nhưng cũng có câu nói khiến họ đau lòng hoặc cảm thấy chói tai.

Nếu đã không mất tiền mua thì bạn tha hồ mà lựa chọn, lời nói cũng vậy cũng cần lựa lời mà nói, đến sách cũng cần chọn sách mà đọc không thể cái nào cũng cầm nên đọc, lời nào cứ thích là nói được ngay.

“Lời nói không mất tiền mua” chính vì vậy hãy sử dụng những ngôn từ dễ nghe cho vừa lòng người khác. Ngôn từ người Việt rất phong phú, và đa dạng thì nên lựa chọn những ngôn từ hay, những suy nghĩ chính chắn.

 

Khi bạn hiểu thì lúc đó vừa cho thấy mình là một người lịch sự, có học, được giáo dục trong một môi trường tốt, hơn thế nữa qua những lời nói mọi người thêm tôn trọng và tạo được sự quý mến sâu sắc từ mọi người trong xã hội

Ngày nay khi nhiều người họ cho rằng xã hội không còn những định kiến như ngày xưa nữa, mọi thứ đều công bằng rồi, thì ta thích nói gì thì nói, có một bộ phận không nhỏ sử dụng những lời nói thô tục, mất lịch sự, thiếu văn minh, hay các cụ có câu “bạ đâu nói đấy”, những người như vậy cần học lại cách nói, suy nghĩ những lời nói của mình có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp hay chưa.

Trong pháp luật có quy định, công dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng tự do ở đây không đồng nghĩa với bạn thích nói gì thì nói, không có giới hạn về ngôn từ hay cách cho bạn nói, vì thế hãy lựa những lời nói sao cho có ý nghĩa, khi nói đúng và nói hay vừa lòng nhau thì đối phương cũng cảm nhận được sự chân thành và trân trọng những lời nói mà bạn nói ra. Đến cả pháp luật cũng công nhận thì tại sao bạn không lựa những lời nói sao cho đúng với pháp luật, đúng với hoàn cảnh để có những cuộc giao tiếp có nhiều giá trị lớn.

Ông cha ta thường có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ để dạy dỗ con cháu cách giao tiếp ứng xử sao cho đẹp. Có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở” chúng ta phải học nói, chứ không phải tự nhiên mà nói được, mà phải cần một quá trình dài, phải học thì ta mới nói được. Đó là đạo lý từ xưa đến nay này luôn được mọi người công nhận và làm theo. Những từ ngữ được bạn lựa chọn trước khi nói với mục đích mang đến cho ta những tâm tư tình cảm, thiện cảm tốt trong cuộc giao tiếp khiến họ cũng cảm thấy muốn nói chuyện với mình nhiều hơn, muốn tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm mà họ có cho mình trong công việc mình đang làm cũng như trong cuộc sống.

 

Kết luận bài văn: Giá trị cuộc sống qua câu Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Vì vậy bản thân mỗi người cần có tinh thần tự kiểm điểm lại cách sử dụng ngôn ngữ của mình, rèn luyện, trau dồi thêm nhiều ngôn ngữ cho bản thân, để tạo cho cách lựa lời phù hợp với các cuộc đối thoại, như vậy cũng góp phần giúp xã hội trở nên văn minh hơn và lành mạnh hơn, cho nhân loại thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

Theo Vanmau.top