Tìm Kiếm

Em hiểu như thế nào về câu: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Em hiểu như thế nào về câu: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hiểu như thế nào về câu tục ngữ: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Mở bài Em hiểu như thế nào về câu: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Trong vô vàn những câu ca dao, tục ngữ thì vấn đề mà ông cha ta hay nhắc tới và lặp lại nhiều lần, đó là lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả mà chúng ta đang được hưởng tới ngày hôm nay. Câu tục ngữ: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những câu tục ngữ như vậy, nó đã trở thành truyền thống, đạo lý của người Việt Nam qua bao đời nay.

Thân bài Em hiểu như thế nào về câu: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ trên

Nghĩa đen của câu tục ngữ đó là khi chúng ta ăn những quả chín mọng và tươi ngon thì phải nhớ tới những người tạo ra nó, họ đã phải bỏ thời gian, công sức của mình để trồng cây, chăm sóc cây tới ngày thu hoạch, đó là quá trình lâu dài, một vụ ít nhất phải 3 tháng, có khi tới hàng năm mới có quả ngọt, vì thế chúng ta cần phải biết ơn họ.

Nhưng để hiểu một cách sâu xa thì câu tục ngữ đó có ý nghĩa rằng: những thành quả, thành tựu mà ta đang được thường hưởng chính là công lao vất vả của những người đi trước, chúng ta phải luôn biết ơn và tri ân họ, nó trở thành đạo lý, truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta.

Những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ hôm nay cả về vật chất lẫn tinh thần đó không phải tự nhiên mà có, không ai có thể tự mình tạo ra được mà đó là cả quá trình, công lao học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, đúc kết thực tiễn để có thể tạo ra những thành tựu đấy, nó chứa đựng cả mồ hôi, nước mắt, thậm chí là xương máu của mình để mang lại thành quả đó cho chúng ta. Vì vậy chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của họ.

 

Đó là những công trình kiến trúc đặc sắc và độc đáo mà tới ngày hôm nay vãn con nguyên giá trị, hay những giá trị tốt đẹp về mặt tinh thần đó là văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật như: câu hò, cải lương, ca trù,.. trở thành những di sản văn hóa phi vật thể được cả thế giới công nhận.

Lòng biết ơn, báo đáp công lao là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, trở thành truyền thồng, đạo đức quý báu của dân tộc, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Để có được cuộc sống tụ do, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay, đất nước đã phải oằn mình lên chiến đấu để giành lại độc lập, giải phóng đất nước, trả lại bình yên cho nhân dân, đó là công sức, sự hy sinh, thậm chí cả xương máu của mình để đem lại cuộc sống cho chúng ta ngày hôm nay, để tưởng nhớ và biết ơn các vị anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên cả nước, Đảng và Nhà nước đã ra sức giúp đỡ, hỗ trợ họ bằng những chính sách thiết thực, chọn ngày 27/7 hàng năm làm ngày kỉ niệm ngày thương binh, liệt sĩ, là dịp để họ ngồi lại gần nhau cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của một thời bom đạn đã qua, và cũng chính là dịp để chúng ta báo đáp công lao, thể hiện lòng biết ơn, tri ân của mình đối với những người nằm lại nơi chiến trường hoặc một phần cơ thể của mình bằng các hoạt động thăm hỏi, tổ chức các buổi giao lưu, trò chuyện, tổ chức các chuyến viếng thăm các di tích lịch sử, nghĩa trang, đài tưởng niệm trên cả nước.

 

Ông bà cha ta có câu: “Uống nước thì phải nhớ nguồn”, cũng như “ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây”. Thật vậy, khi ta áp dụng hai câu tục ngữ này cho bổn phận làm con của chúng ta. Chúng ta thấy công ơn cha mẹ sinh dưỡng của bố mẹ thật là to lớn, cao dày mà không thể sử dụng bất cứ từ ngữ nào để kể xiết. Tuy nhiên qua hình ảnh một ngọn núi Thái sơn và biển cả. Dù ta vô tình quên ơn nhưng khi ta nhận ra giá trị tinh thần mà cha mẹ hi sinh cho ta thì khi ấy ta vẫn còn có cơ hội để làm lại chính mình mặc dù ta cũng mất mát và thiếu vắng họ. Có người may mắn đủ cha mẹ thì lại thờ ơ, nhưng có người mất một trong hai người hoặc là trẻ mồ côi. Thì khi ta nhìn thấy họ rất hết mực hiếu thảo tuy chưa trọn vẹn lắm về mọi mặt. Nhưng qua đó ta cũng cảm nhận rằng họ thật sự rất cần tình thương của cả hai người, và điều đó thể hiện trong một tổ ấm gia đình.

Những đóa hoa hồng dâng cho cha mẹ, là bày tỏ tấm lòng biết ơn của ta với cha mẹ của mình một đời thương yêu, vất vả vì ta,hay là một nhánh hồng mà ta cầm trên tay để tưởng nhớ, thì lúc đó chỉ là sự nuối tiếc ngậm ngùi khi ta mất đi một người ta thương yêu. Để nuôi dạy chúng ta lớn khôn thành người bố mẹ đã phải hy sinh, vất vả như thế nào để cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp nhất, bằng bạn, bằng bè.

 

Kết luận Em hiểu như thế nào về câu: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Tóm lại, câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta làm người thì phải biết quý trọng và biết ơn công lao, thành quả mà chúng ta đang được hưởng, đó không phải một sớm một chiều để có được, mà đó là cả một quá trình, vì vậy chúng ta phải trau dồi đức tính tốt đẹp đó, đặc biệt là đối với bố mẹ và thầy cô.

Theo Vanmau.top