Tìm Kiếm

Em hãy giải thích câu ca dao: “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Em hãy giải thích câu ca dao: “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu ca dao: “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Mở bài Em hãy giải thích câu ca dao: “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Mở bài: Giới thiệu

“lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam ông cha ta để lại vô vàn những câu tục ngữ, ca dao để khuyên bảo và răn đe con người trong cách ăn nói, ứng xử, giao tiếp hàng ngày, người ta có câu “lời nói chẳng mất tiền mua/“lời nói chẳng mất tiền mua”, chẳng ai đánh thuế hay bắt ép bạn phải dùng tiền hay vật chất để mua lời nói, vì thế sao không dùng lời hay ý đẹp để nói với nhau, khi chết đi thân xác không còn với thời gian nhưng lời nói của bạn thì khiến người ta nhớ tới từ đời này sang đời khác.

Ông bà ta có câu “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” là câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải nói đúng chuẩn mực, bởi thông qua lời nói, cách giao tiếp, ứng xử của bạn là cách đánh giá phẩm chất, nhân phẩm của mình.

 

Thân bài Giải thích câu ca dao: “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Cách ăn nói của bạn chính là tiêu chuẩn để để đánh giá và bình phẩm về con người bạn. câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải ăn nói sao cho chuẩn mực, lịch sự, phù hợp với từng đối tượng và từng hoàn cảnh nhất định.

Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc mà tác giả dân gian muốn truyền tải và khuyên răn chúng ta.

Nghĩa đen của câu tục ngữ đó là qua trải qua hàng trăm năm của lịch sự, do yếu tố tự nhiên và khí hậu làm cho bia đá bị mòn và phai dần, còn những câu nói của bạn, dù trải qua hàng ngàn năm thì nó không bị mất đi mà còn tồn tại từ thời đại này sang thời đại khác. Nhưng đằng sau câu tục ngữ đó là cả một ý nghĩa sâu sắc, đó là khuyên răn chúng ta khi nói ra những lời nào thì hãy “uốn lưỡi 9 lần rồi nói” nghĩa là phải cân đo đem đếm xem phải nói với người khác như thế nào, bắt đầu ra sao, nên nói trong những trường hợp nào. Vì thế câu tục ngữ chính là lời dạy bảo con cháu ăn nói sao cho họp lòng người khác, không làm họ bị tổn thương, nhưng phải nói đúng sự thật, không được nói phét, nịnh hot, làm biến chất câu chuyện, nếu như thế chỉ làm cho họ thấy ghét bạn hơn mà thôi.

 

“ Tôm chết để hùm, người chết để tiếng”

Khi chết đi con” tôm” thường để lại cái “hùm” của mình, đó là đặc tính và đặc điểm của loài này, còn con người khi chết đi con người không còn gì hết, tất cả được phân hủy, chỉ còn lời nói, tiếng tăm, hình ảnh của bạn là được người đời nhớ đến. Còn thân xác của bạn thì bị biến mất theo thời gian, nếu còn sống bạn ăn ở tốt và hiền lành thì khi chết đi, bạn được mọi người tôn trọng và tiếc nuối, ngược lại nếu còn sống bạn ăn ở độc ác, không coi trọng ai hết, khi chết đi bạn bị người đời chửi rủa và khinh thường.

Câu tục ngữ giúp chúng ta thức tỉnh và nhận thức được tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp hằng ngày, một người có trí thức, được ăn học đàng hoàng và đầy đủ thì chắc chắn lời ăn tiếng nói của người ta cũng khác so với những người học ít.

Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển một cách rầm rộ như hiện nay, thay vì việc người ta giao tiếp, nói chuyện với nhau một cách trực tiếp thì giờ đây thông qua facbook, các trang mạng xã hội, con người có thể trò chuyện với nhau ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào mà không cần gặp mặt. Chính điều này đã làm mất đi tính chân thật và ý nghĩa thực sự của lời nói, nhưng cũng không thể phủ nhận sự quan trọng và hữu ích của công nghệ.

 

Kết luận Em hãy giải thích câu ca dao: “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Câu tục ngữ là bài học, là lời khuyên bảo mà ông cha ta muốn truyền đạt lại cho con cháu, dạy dỗ và thức tỉnh chúng ta phải ăn nói lịch sự, đoàng hoàng để mình vừa được tiếng mà người nghe cũng cảm thấy vui tai và hạnh phúc, lời nói có thêm bị thêm bớt khi truyền từ người này đến người kia, nhưng nhìn chung là xấu dần đều, vì thế khi nói vấn đề gì chúng ta hãy thật cẩn thận.

Theo Vanmau.top