Tìm Kiếm

Cảm nhận về Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt

Cảm nhận về Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt

Mở bài Cảm nhận về Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt

Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Nó là tác phẩm kết tinh hào khí anh hùng tinh thần bất khuất của nhân dân, vì thế nó là tinh thần độc lập ý chí quyết tâm, khí phách anh hùng của dân tộc trong buổi đầu phong kiến độc lập.

Thân bài Cảm nhận về Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt

Nam quốc sơn hà là một bài thơ chữ hán được viết theo thể thất ngôn tứ truyện đường luật:

“ Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Ngư hà ngịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành kha thủ bại hư

Dịch thành:

Sông núi nước nam vua nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao chúng bay giám xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời “

Trong cuộc kháng chiến chống giặc thời nhà lý, trên phòng tuyến sông như nguyệt vào một đêm tối tại một đền thờ thờ hai vị tướng là Trường Hát và Trương Hồng ( hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn lên làm thần sông Như Nguyệt ). Bài thơ được vang lên. Bài thơ đã nêu bật lên được khát vọng và khí phách Đại Việt.

 

Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Câu thơ 7 đã có sư đối xứng nhịp nhàng với nhau: Nam quốc –Nam đế cư. Ở đây cách dùng từ của tác giả đã thể hiện được vấn đề xuyên suốt trong bài thơ là độc lập chủ quyền. Hai từ nam quốc và nam đế là nhãn tư thể trong cả câu thơ cũng như bài thơ. Trung quốc vốn nghĩ rằng chỉ có Bắc đế, ý là chỉ có hoàng đế Trung Hoa là vi vua duy nhất trong thiên hạ cai trị mọi người. Với tư tưởng này chúng đã đến xâm lược nước ta và biến nước ta thành một quận hoặc một huyện của chúng. Nhưng chúng đã thất bại. Bởi chúng không thể nào đánh bại được ý chí quyết tâm của dân tộc ta. Điều này được thể hiện qua những ngôn từ của câu thơ. Nam quốc ở đây không chỉ có ý nghĩa là nước nam mà còn có ý nghĩa thể hiện vị thế của dân tộc ta, nước ta tuy nhỏ bé nhưng vẫn tồn tại độc lập sánh ngang với cường quốc lớn ở phương bắc như Trung quốc. Nước ta cũng có một vị hoàng đế uy quyền không thua kém ai cả ( Nam Đế).Đây chính là bậc đế vương anh minh lỗi lạc, có quyền cai quản vùng đất riêng của mình không kẻ nào được xâm phạm:

 

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Đó là một chân lý không thể thay đổi được. Có thể coi đây như một tuyên ngôn về độc lập chủ quyền của nước khẳng định ý chí quyết tâm tinh thần tự lực tự cường của nhân dân ta. Vậy mà quân Tống dám xâm phạm dám đưa quân sang xâm lược nước ta khiến nhân dân ta sống trong cảnh khổ cực lầm than. Do đó nó càng thôi thúc tinh thần chống giặc của nhân dân ta ngày càng cao quyết tâm để chúng nếm mùi thất bại. Chúng dám vi phạm ranh giới mà sách trời đã định ấy, thì chúng chuốc lấy hậu quả:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bạ hư”

Lời tuyên bố thật đanh thép đã khẳng định một lần nữa về chủ quyền của nước ta thêm vào đó đã cảnh cáo vào quân giặc: chúng dám xâm lược nước ta đã vi phạm vào sách trời quý định mà trái với ý trời là đại nghịch vô đạo, lẽ nào được dung tha chăng. Bên cạnh đó chúng dám phạm vào bờ cõi của một dân tộc có tinh thần yêu nước mãnh liệt và ý chí quyết tâm cao bảo vệ chủ quyền, thì ắt chuốc lấy thất bại. Thật khí phách anh hùng làm sao. Nước ta tuy nhỏ nhưng ý chí không nhỏ. Nếu như hai câu đầu khẳng định về chân lý chủ quyền dân tộc thì hai câu sau khẳng định về niềm tin chiến thắng. Niềm tin ấy xuất phát từ t truyền thống yêu nước và sự đoàn kết.

 

Kết luận Cảm nhận về Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt

Bốn câu thơ tuy ngắn nhưng đã nêu bật lên được ý chí tinh thần quyết tâm của dân tộc ta. Đây được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên nêu cao được ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Ngàn đời sau bài thơ vẫn còn hồn thiêng sông núi vọng về.

Theo Vanmau.top