Tìm Kiếm

Cảm nhận về bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Cảm nhận về bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra của Trần Nhân Tông.

Mở bài Cảm nhận về bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Ít ai có thể nghĩ rằng một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía lại có thể gắn bó với quê hương thôn dã.Trần Nhân Tông là một vị vua như thế đó, ông luôn yêu thích những cảnh đẹp giản dị mộc mạc đơn sơ nơi xóm làng. Và bài thơ “ buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra “ là tác phẩm kiệt xuất của ông khi viết về làng quê:

“ Thôn tiền, thôn hậu đạm tự yên

Bán vô, bán hữu tịch dương yên

Mục đồng địch lý ngưu quy tận

Bạch lộ song song quy hạ điền”

Thân bài Cảm nhận về bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Bài thơ mang đậm cảm hứng phật giáo, bằng những ngôn ngữ hình ảnh vô cùng giản dị, mộc mạc Trần Nhân Tông đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên làng quên thật đẹp và bình dị biết bao. Đồng thời qua đây ông đã thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước da diết của mình cũng như yêu những cái thô mộc giản đơn mà đậm chất tình người. Mở đầu bài thơ là hình ảnh là cảnh sắc rất đỗi tuyệt mỹ nhưng lại thân quen với không gian làng quê:

 

“Thôn tiền thôn hậu đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương yên”

Thiên Trường là quê hương của nhà Trần, nên khi viết bài thơ này ông đã đặt hết tình cảm của mình vào đó, quan sát từng chút từng chút một khung cảnh nơi đây để rồi vẽ nên một khung cảnh làng quê lúc chiều tà thật thơ mộng. Không gian nơi đây được bao phủ lên mình lớp sương mờ nhạt. Qua đây ta có thể thấy điểm nhìn của Trần Nhân Tông là ở trên cao, chính vì vậy mới có thể nhìn thấy trước và sau thôn và cảnh vật thì mờ mờ ảo ảo như sương khói. Cảm nhận của ông hết sức độc đáo nên vốn dĩ không gian nơi đây từ bình dị gần gũi với con người bỗng chốc trở nên mới lạ thơ mộng, gợi cho người đọc liên tưởng đến đây như cõi thần tiên vậy. Khung cảnh trong bài thơ là lúc chiều tà, là ranh giới giữa đêm và ngày, thông thường thì những sắc hồng cam của những đám mây khi hoàng hôn xuống sẽ bao phủ lấy không gian.

Tuy nhiên dưới mắt nhìn của tác giả thì không gian nơi đây trở nên khác lạ đem lại cho người đọc cảm nhận vô cùng độc đáo. Dưới bóng chiều tà cảnh vật trở nên nửa có nửa không tức là như có thực lại như không có, đem lại cho ta cảm giác như lạc vào cõi thần tiên. Hai câu thơ đầu tác giả vẽ cho chúng ta khung cảnh làng quê bình yên nhưng lại huyền hoặc các giác quan của người đọc bằng những từ ngữ hình ảnh gợi ra sự mơ hồ giữa thực – mơ, hư – vô. Ở những câu thơ tiếp theo Trần Nhân Tông tiếp tục điểm xuyến bức tranh làng quê của mình bằng hình cuộc sống của những người dân rồi hình ảnh những con vật quen thuộc gắn liền với quê hương thôn dã:

 

Mục đồng địch lý ngưu quy tận

Bạch lộ song song quy hạ điền

Lần này bức tranh thiên nhiên không những có hình ảnh mà còn có cả tiếng sáo, làm cho bức tranh trở nên sinh động hơn. Đây là tiếng sáo của những đứa trẻ mục đồng sau khi kết thúc công việc của mình, chúng hò nhau dắt trâu về nhà. Tiếng sáo kết hợp với hình ảnh đàn có trắng tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo tuyệt vời, khiến không gian nơi đây trở nên rộn ràng mà cũng thật bình yên. Có thể nói cảnh đẹp nhất không phải cảnh xa hoa lộng lẫy mà chính là cảnh sắc giản dị bình yên êm ả khiến người ta không thể cưỡng lại được. Trong bức tranh này còn có sự kết hợp giữa con người, thiên nhiên và loài vật tạo nên sự hài hòa cân đối.

Kết luận bài văn: Cảm nhận về bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Tóm lại, bài thơ “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra “ đã tạo nên bức tranh làng quê rất khác biệt, ở đó vừa có cái thực của làng quê cũng vừa có cái áo của không gian và cảnh vật nơi đây. Và bức tranh đó không thể thiếu vắng đi hình ảnh con người để khiến nơi đây thành sống động đến lạ kì bởi cái không gian thực ảo đan xen nhau ấy vẫn ấm lên do sự sống của con người. Qua đây ta có thể nói Trần Nhân Tông có sự yêu thương và gắn bó da diết với làng quê thì mới có những vần thơ thấm đậm tình cảm của mình nhưng vẫn không mất đi nét đẹp của không gian làng quê.

 

Theo Vanmau.top