I- Kiến thức cơ bản
1- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ :- Đồng bằng sông Cửu Long năm liền kề phía Tây với Đông Nam Bộ , có 3 mặt giáp biển , phía Bắc giáp Campuchia . Bao gồm 13 tỉnh và thành phố .
- Ý nghĩa :
+ Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cực Nam của Đất nước do đó có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế , nhất là cây nông nghiệp .
+ Vị trí nằm sát vùng Đông Nam Bộ là một vùng kinh tế năng động nhất nước . Do đó đã nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt như công nghiệp chế biến , thị trường tiêu thụ và xuất khẩu .
+ Phía Bắc giáp Campuchia qua tuyến đường thuỷ trên sông Mê Công có thể giao lưu thuận lợi với các nước trong lưu vực sông Mê Công . Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận quan trong của tiểu vùng sông Mê Công . Cảng Cần Thơ là cảng sông quốc tế .
+ Vùng có mặt là bờ biển , thềm luc địa rộng , nông . Ngoài nguồn lợi hải sản dồi dào vùng còn có nguồn dầu khí rất lớn đang được thăm dò và đưa vào khai thác .
Kết luận : Với vị trí như vậy Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển mở rộng hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mê Công .
2- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiân nhiên
- Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công
- Sông Mê Công có nguồn nước dồi dào , nguồn cá và thuỷ sản phong phú , bồi đắp phù sa và mở rộng như đất mũi Cà Mau , là tuyến đường giao thông quan trọng của các tỉnh phía Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Công
- Địa hình : tương đối bằng phằng và thấp , độ cao trung bình khoảng từ 3à5m
- Khí hậu : cận xích đạo , nóng ẩm quanh năm , hai mùa mưa –khô rõ rệt và cân đối , thời tiết tương đối ổn định
- Tài nguyên :
+ Đất : khá đa dạng , chiếm diện tích lớn nhất là phù sa ngọt , đất mặn và đất phèn .
- Phù sa ngọt phân bố dọc theo sông Tiền , sông Hậu
- Đất phèn : chủ yếu ở vùng tứ giác Lonh Xuyên , Đồng Tháp Mười và một số vùng trũng như ở rừng U Minh Thượng ,Cà Mau
- Đất mặn ở ven biển từ Bến Tre đến Kiên Giang
+ Tài nguyên biển : nông , rọng , bờ biển dài , biển ấm , ngư trường lớn nguồn lợi hải sản dồi dào rất thuận lợi cho việc khai thác và đanh bắt
+ Khoáng sản : ít chủ yếu là than bùn và đá xây dựng
- Khó khăn:
- Diện tích đất mặn , đất phèn còn khá lớn cần phải cải tạo
- Mùa mưa thường bị lũ lụt : thừa nước sông nhưng thiếu nước sạch , đời sống nhân dân vùng lũ gặp – hiều khó khăn
- Mùa khô thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt , nguy cơ xâm nhập mặn thường vào sâu đến 50km , nguy cơ cháy rừng xảy ra
- Rừng nước mặn đang bị cạn kiệt (do cháy rừng , phá rừng để nuôi tôm ,…)
- Khoáng sản ít chủ yếu than bùn và đá xây dựng
- Giải pháp :
- Cải tạo đất mặn đất phèn
- Cơ các dự án cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất cho mùa khô (vấn đề quan trọng hàng đầu )
- Chủ động sống chung với lũ và khai thác lợi thế của lũ sông Mê Công
- Bảo vệ rừng và hệ sinh thái
3- Đặc điểm dân cư xã hội
- Đây là vùng đông dân sau đồng bằng sông Hồng (16,7 triệu người năm 2002)
- Thành phần dân tộc : ngoài người Kinh còn có người Chăm , Khơ-me , Hoa ,…
- Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá nhạy bén với cái mới , thích ứng linh hoạt , có nhiều hình thức chủ động sống chung với lũ hàng năm .
Tuy nhiên còn nhiều tiêu chí phát triển dân cư xã hội Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ở mứt thấp so với mứt trung bình của cả nước nhất là về mặt bằng dân trí và trình độ đô thị hoá . Vì vậy phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở vùng này.