Tìm Kiếm

Lịch sử 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Câu 1: Vì sao quốc gia cổ đại xuất hiện sớm ở phương Đông?

a> Nhờ vào đất đai màu mỡ.
b> Nhờ các dòng sông thường xuyên mang phù sa bồi đắp.
c> Nhờ người phương Đông đã sử dụng công cụ bằng sắt rất sớm.
d> Câu a và b đúng.

Câu 2: Các quốc gia cổ đại trong lịch sử loài người xuất hiện sớm nhất ở vùng nào?


a> xuất hiện ở châu Phi và châu Âu.
b> Xuất hiện ở phương Đông và Bắc phi.
c> Xuất hiện ở phương Tây và Bắc phi.
d> Xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây.

Câu 3: Các quốc gia nào dưới đây là quốc gia cổ đại phương Đông?

a> Ai Cập, Rô ma, Ấn Độ, Trung Quốc.
b> Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập.
c> Hy Lạp, Rô – ma, Ấn Độ, Lưỡng Hà.
d> Hy Lạp, Rô – ma, Ấn Độ, Ai Cập.

Câu 4: Đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở phương Đông là gì?


a> Hình thành trên các bán đảo.
b> Hình thành trên các châu thổ các con sông lớn.
c> Lấy nông nghiệp làm cơ sở kinh tế chủ yếu.
d> Câu b, c đúng.

Câu 5: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở đâu?


a> Ở vùng đồng bằng.
b> Ở vùng lưu vực các con sông.
c> Ở vùng đồi núi và trung du.
d> Ở vùng các cao nguyên.

Câu 6: Những nhà nước đầu tiên xuất hiện vào khoảng thời gian nào?


a> Cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên nhiên kỷ III TCN.
b> Cuối thiên niên kỷ III đến đầu thiên niên kỷ II TCN.
c> Cuối thiên niên kỷ II đến đầu thiên niên kỷ I TCN.
d> Cuối thiên niên kỷ V đến đầu thiên niên kỷ IV TCN.

Câu 7: Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?


a> Nông nghiệp.
b> Công nghiệp.
c> Thương nghiệp.
d> Tất cả các ngành trên.

Câu 8: Công việc nào đã khiến mọi người ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã?


a> Trồng lúa nước.
b> Trị thủy.
c> Chăn nuôi.
d> Làm nghề thủ công nghiệp.

Câu 9: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?
a> Khoảng thiên niên kỷ IV – III TCN.
b> Khoảng thiên niên kỷ IV – TCN.
c> Khoảng thiên niên kỷ III – IV TCN.
d> Khoảng thiên niên kỷ V – IV TCN.

Câu 10: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, quốc gia nào được hình thành sớm nhất?


a> Ấn Độ.
b> Ai – Cập, Lưỡng Hà.
c> Trung quốc.
d> Ai – cập, Ấn Độ.

Câu 11: Ở Trung Quốc , Vương triều nào được thành lập đầu tiên trong thời cổ đại?


a> Vương triều nhà Chu.
b> Vương triều nhà Tần.
c> Vương triều nhà Hán.
d> Vương triều nhà Hạ.

Câu 12: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai?

a> Vua chuyên chế.
b> Đông đảo quý tộc quan lại.
c> Chủ ruộng đất và tầng lớp tănh lữ.
d> Tất cả các tầng lớp đó.

Câu 13: Xã hội cổ đại phương Đông có mấy tầng lớp?

a> Ba tầng lớp.
b> Bốn tầng lớp.
c> Hai tầng lớp.
d> Cả ba câu trên đều sai.

Câu 14: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào?

a> Tầng lớp nông dân công xã.
b> Tầng lớp quý tộc, quan lại.
c> Tầng lớp nô lệ.
d> Cả ba tầng lớp trên.

Câu 15: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông gồm các giai cấp, tầng lớp nào?


a> Tầng lớp chủ nô.
b> Tầng lớp quý tộc.
c> Tầng lớp nông dân.
d> Tầng lớp nô lệ.
Câu 16:Những người nô lê trong xã hội cổ đại phương Đông xuất thân từ đâu?

a> Tù binh của chiến tranh.
b> Nông dân nghèo không trả được nợ.
c> Buôn bán từ các nước khác đến.
d> Câu a và b đúng.

Câu 17: Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua: trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua. Câu nói đó được thể hiện trong quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?.

a> Ai Cập.
b> Trung Quốc.
c> Ấn Độ.
d> Việt Nam.

Câu 18: Nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?

a> Là nền kinh tế thủ công nghiệp.
b> Là nền kinh tế công nghiệp.
c> Là nền kinh tế thương nghiệp.
d> Là nền kinh tế nông nghiệp.

Câu 19: Những công trình kiến trúc tiêu biểu của phương Đông cổ đại là gì?

a> Kim tự tháp.
b> Ngọn hải đăng A lếch xăng đri.
c> Vườn treo Ba – bi – lon.
d> Tất cả đều đúng.

Câu 20: Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước.

a> Nhà nước dân chủ chủ nô.
b> Nhà nước Cộng hòa.
c> Nhà nước quân chủ chuyên chế.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 21: Luật Ham – mu – ra – bi là luật của nước nào?

a> Của Ai Cập.
b> Của Lưỡng Hà.
c> Của Ấn Độ.
d> Của Trung Quốc.

Câu 22: Sa – mat là vị thần mặt trời của:

a> Ai Cập cổ.
b> Ấn Độ cổ.
c> Ba – bi – lon cổ.
d> Trung Quốc cổ.

Câu 23: Ở Trung Quốc, vua được gọi là gì?

a> Pha – ra – ôn.
b> En – si.
c> Thiên tử.
d> Người đứng đầu nhà nước.

Câu 24: Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước như thế nào?

a> Nhà nước do vua đứng đầu, có quyền cao nhất.
b> Vua tự đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội.
c> Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tôc.
d> Tất cả câu trên đều đúng.

Câu 25: Người ta đã phá phách cung điện của nhà vua, sục sạo vào các nơi bí mật để thiêu hủy những hồ sơ, sổ sách của các cơ quan tư pháp, tài chính, đạc điền. Bây giờ những kẻ tôi tớ trở thành chủ nhà, dân nghèo lại đi tự do trong các cung điện. Người ta bắt trói cả vua đem đi, cung điện nhà vua bị đốt cháy trành tro than, các quan lại trong nước đều bỏ trốn, những người trong hoàng gia đều bị đuổi ra khỏi trốn cung đình. Đoạn trích trên nói về cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo ở đâu?

a> Ai Cập năm 1750 TCN.
b> Lưỡng Hà năm 1750 TCN.
c> Ấn Độ năm 1750 TCN.
d> Trung Quốc năm 1750 TCN.