Tìm Kiếm

Hướng dẫn soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày

1/ Đọc và giải nghĩa từ khó:
- Đọc chính xác và sáng tạo đúng với giọng các nhân vật.Đặc biệt phải nhấn mạnh các yếu tố khôi hài như ?năm đồng, mười đồng , bằng hai mày

2/ Tìm hiểu nội dung- ý nghĩa của câu chuyện:
a. Nhân vật thầy Lý và việc xử kiện:

a1.Nhân vật thầy Lý :
-Thầy Lý là một viên quan xử kiện, đại diện cho sự công bằng của luật pháp.
-Thầy có tật ăn hối lộ nhưng lại được tiếng là xử kiện giỏi.
a2.Việc xử kiện của thầy Lý:
- Cải và Ngô đánh nhau và cùng tìm đến thầy Lý để kiện.
-Kết quả xử kiện của thầy Lý căn cứ vào số tiền mà Cải và Ngô đút lót.
-Lẽ phải mà thầy xử thuộc về Ngô, vì Ngô đút lót tiền cho thầy ?bằng hai? số tiền của Cải đút lót quan.
a3.Nghệ thuật gây cười trong việc xử kiện của thầy Lý:
- Đó là cách tạo các mâu thuẫn gây cười đầy kịch tính thông qua cử chỉ và hành động gây cười:
+ Cử chỉ của Cải khi xòe năm ngón tay và nhìn thầy Lý khẽ bẩm.
+ Cử chỉ của thầy Lý cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt.
- Đó còn là hình thức chơi chữ để gây cười được thể hiện qua câu nói của thầy Lý ở cuối truyện: Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày!.(phải trong câu nói mang nhiều nét nghĩa : thứ nhất chỉ lẽ phải ; thứ hai là chỉ điều bắt buộc cần phải có)
-Thầy lí xử kiện vừa bằng lời nói lại vừa bằng cử chỉ ( xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt và nói : Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày! ).
Lẽ phải = ngón tay = tiền
Từ đó có thể suy ra : Lẽ phải = tiền.

b.Nhân vật Cải và Ngô trong câu chuyện xử kiện:

- Trong câu chuyện này, Cải và Ngô là những người đi kiện nhau chỉ vì một xích mích nhỏ.
-Họ đã dùng cách đút lót cho quan để rồi họ tự biến mình thành nạn nhân và thủ phạm trong tấn bi-hài của việc xử kiện .
=>Họ vừa đáng thương lại vừa đáng trách.

c.Ý nghĩa phê phán của tác phẩm:

- Câu truyện phê phán một cách trào lộng mà thâm thúy nạn tham nhũng của những viên quan lại xử kiện trong xã hội phong kiến.
-Đồng thời câu chuyện cũng đưa ra bài học cho những người dân thường : đừng vì quyền lợi riêng mà tự biến mình thành nạn nhân và thủ phạm bi kịch cho những viên quan tham nhũng.

3/Ghi nhớ :

- Tác giả dân gian đã rất thành công trong việc kết hợp lời nói với cử chỉ cùng với lối chơi chữ độc đáo để vạch trần thói tham nhũng của thầy Lý.
- Đồng thời cũng thể hiện được tình cảnh bi-hài, vừa đáng thương lại vừa đáng trách của người lao động trước tệ nạn tham nhũng.