Soạn bài Viết bài văn tả cảnh
Hướng dẫn
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Thi điền nhanh dấu câu
– Trao đổi, điền nhanh dấu câu vào ô trống trong mẩu chuyện dưới đây. Viết kết quả ra bảng nhóm theo số thứ tự.
M: 1 – dấu phẩy
– Đại diện nhóm đọc mẩu chuyện trước lớp sau khi đã điền dấu câu (lưu ý đọc cả dấu câu).
Đợi ô tô qua Tan học, thấy cu Tí chần chừ mãi không đi về (1) một chị lớp 5 hỏi – Sao em chưa về (3) – Bà dặn em khi nào thấy ô tô qua mới được sang đường (4) – Cổng trường mình có bao giờ ô tô chạy qua đâu (5) Tí rân rấn nước mắt – Chính vì thế nên em không về được (7) (Theo CHUYỆN VUI TRƯỜNG HỌC |
Gợi ý:
1 – dấu phẩy; 2 – dấu hai chấm; 3 – dấu chấm hỏi;
4 – dấu chấm; 5 – dấu chấm hỏi; 6 – dấu hai châm; 7 – dấu chấm
2.b) Viết vào vở tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp dưới đây (SGK/61)
Gợi ý:
b)
Câu văn | Tác dụng của dấu hai chấm |
a) Một chú công an vỗ vai em: – Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU | báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật |
b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. THANH TỊNH | báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước |
3.Cần điền dấu hai châm vào chỗ nào trong các khổ thơ, các câu văn dưới đây? (SGK/61, 62)
Gợi ý:
a)Trận đánh đã bắt đầu
Quân ta ào lên trước
Một tên giặc ngã nhào
Chết rồi, không dậy được
Chết là không nhúc nhích
Sao nó cứ lồm cồm?
Tính ăn gian chẳng thích
Chơi thật thà vui hơn
Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
– Đồng ý là tao chết
Nhưng đây… tổ kiến vàng!
(ĐỊNH HẢI)
b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay đi!”.
(Theo TẠ DUY ANH)
c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.
(Theo VĂN NHĨ)
4.a) Đọc mẩu chuyện vui “Chỉ vì quên một dấu câu” (SGK/62)
b) Trả lời câu hỏi:
– Trong mẩu chuyện vui trên, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào?
– Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào?
c) Đọc lại mẩu chuyện vui sau khi đã đặt đúng dấu câu.
Gợi ý:
b) – Người bán hàng hiểu lầm ý của khách là ghi thêm lên băng tang toàn bộ nội dung tin nhắn mà người con của khách mang đến “Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”.
– Ông khách cần thêm dấu hai chấm, đặt sau chữ chỗ.
“Xin ông ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sĩ được lên thiên đàng”.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Viết bài văn tả cảnh theo một trong các đề bài sau:
a) Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em: https://vietvanhoctro.com/ta-mot-ngay-moi-bat-dau-o-que-em-33-2371.html
b) Tả một đêm trăng đẹp: https://vietvanhoctro.com/ta-mot-dem-trang-dep-lop-5-33-2372.html
c) Tả trường em trước buổi học: https://vietvanhoctro.com/ta-quang-canh-truong-em-truoc-buoi-hoc-33-2370.html
d) Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích: https://vietvanhoctro.com/ta-khu-vui-choi-giai-tri-ma-em-thich-33-2373.html
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
2.Hỏi người thân về quyền của trẻ em
Gợi ý:
Quyền của trẻ em
-Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
-Trẻ em có quyền được học tập.
-Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.