Đề bài: Soạn Bài Từ Ngữ Địa Phương Và Biệt Ngữ Xã Hội
Bài làm
I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
Bắp và bẹ đều có nghĩa là “ngô”. Trong 3 từ đó, từ Bắp và bẹ là từ địa phương (dùng ở miền Nam, miền Trung và miển núi phía Bắc), ngô là từ toàn dân.
II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ. Vì:
– Dùng từ mẹ khi kể lại câu chuyện. Vì đối tượng người nghe là độc giả-> mọi người cùng biết, cùng hiểu vì từ mẹ là từ ngữ toàn dân.
– Dùng từ mợ khi kể lại lời đáp của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô. Vì 2 người cùng tầng lớp xã hội.
– Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp trung lưu, thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là mợ, gọi cha là cậu.
III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý phải phù hơp với tình huống giao tiếp
2. Trong thơ văn, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
IV. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
---|---|
trốc (Nghệ Tĩnh) | đầu |
cươi (Nghệ Tĩnh) | sân |
mô ( Nghệ Tĩnh) | đâu |
cây viết ( Nam bộ) | cây bút |
trái thơm (Nam bộ) | quả dứa |
o (Nghệ Tĩnh) | cô |
con tru ( Trung bộ) | con trâu |
heo (Nam bộ) | con lợn |
chén (Nam bộ) | bát |
Bài tập 2:
– Tầng lớp học sinh:
- Trứng: điểm 0
- Gậy: điểm 1
- Ngỗng: điểm 2
- Ghi đông: điểm 3
- Ghế đẩu: điểm 4
- Phao: tài liệu để quay cóp.
– Tầng lớp xã hội đen:
- Đại ca: Người có quyền lực, cầm đầu tổ chức.
- Đàn em, đệ tử: Những người dưới quyền, yếu thế hơn.
- Cớm: Lực lượng chức năng có nhiệm vụ truy bắt tội phạm.
Bài tập 3:
a) Nên dùng
b) Không nên dùng
c) Không nên dùng
d) Không nên dùng
e) Không nên dùng
g) Nên dùng.
Bài tập 4:
– Ăn cho nên đọi nói cho nên lời (Ca dao xứ Nghệ)
– “Độc lập nhớ viền chơi ví chắc” (Nhớ – Hồng Nguyên)
– “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi?
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”
(Tố Hữu)
– “Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”
(Tố Hữu)