Tìm Kiếm

Soạn bài Người phụ nữ dũng cảm

Soạn bài Người phụ nữ dũng cảm

Hướng dẫn

A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1.Quan sát bức ảnh sau và nói những điều em biết về bà Nguyễn Thị Định (SGK/31)

Gợi ý:

Bà Nguyễn Thị Định được sinh ra tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sớm có ý thức giác ngộ cùng lòng yêu nước sâu sắc, năm 16 tuổi bà đã tham gia Cách mạng và trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi. Từ sau ngày đất nước thống nhất, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước.

2.Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn “Công việc đầu tiên” (SGK/32, 33)

5.Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1.Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì? (Đọc đoạn 1)

2.Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? (Tìm các chi tiết ở hai câu văn đầu đoạn 2 để trả lời)

3.Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? (Đọc các câu văn từ Khoảng ba giờ sáng đến trời cũng vừa sáng tỏ để trả lời)

4.Vì sao chị Út muốn được thoát li? (Đọc câu văn cuối để trả lời)

Gợi ý:

1) Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là rải truyền đơn.

2)Khi nhận công việc đầu tiên, chị út rất hồi hộp.

Cả đêm chị ngủ không yên, trong người bồn chồn, thâp thỏm, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

3)Để rải hết truyền đơn, chị út giả đi bán cá từ ba giờ sáng. Tay chị bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Khi chị rảo bước thì truyền đơn từ từ rơi xuông đất. Đến gần chợ, truyền đơn được rải hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

 

4)Chị Út muôốn được thoát li vì chị muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Tìm hiểu nghĩa của từ

Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, hất khuất, trung hậu, đảm đang.

Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A

Đáp án: a – 2; b – 3; c – 4; d – 1

2. Thi tìm nhanh những từ ngữ chỉ các phẩm chất của phụ nữ Việt Nam Mỗi nhóm viết nhanh vào bảng nhóm 3 từ ngữ chỉ các phẩm chât của phụ nữ Việt Nam.

Gợi ý:Cần cù, nhân hậu, vị tha

3.Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam? Viết câu trả lời vào vở.

a) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con)

b)Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Khi đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi)

c)Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc)

Gợi ý:

a) Lòng thương con bao la, sự hi sinh.

b)Sự đảm đang, giỏi giang, vun vén cho gia đình.

c)Sự dũng cảm, kiên cường, lòng yêu nước sâu sắc.

5.Xếp tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng dưới đây vào ô thích hợp. Viết lại các tên ấy cho đúng (SGK/36)

 

nghệ sĩ nhân dân, huy chương vàng, quả bóng bạc, huy chương bạc, nghệ sĩ ưu tú, quả bóng vàng, đôi giày vàng, huy chương dồng, đôi giày bạc.

Gợi ý:

PHIẾU HỌC TẬP

a) Giải thương trong các kì thi văn hóa, văn nghệ, thể thao

-Giải nhất: Huy chương Vàng

-Giải nhì: Huy chương Bạc

-Giải ba: Huy chương Đồng

b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng

-Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân

-Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ ưu tú

c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thu môn bóng đá xuất sắc hằng năm

-Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng

–Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc

6.Viết vào vở tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng dưới đây cho đúng:

a)Để tôn vinh các nhà giáo, những người có công với thế hệ trẻ, Nhà nước đã dành cho họ những phần thưởng tinh thần cao quý: các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

b)Đặng Ngọc Dương là học sinh khối chuyên Vật lí Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm học lớp 11, em đoạt huy chương đồng Toán quốc tế. Năm học lớp 12, trong kì thi quốc gia môn Vật lí, em đoạt giải ba. Nhưng ngay sau đó, tại kì thi Vật lí quốc tế, một mình em đoạt cả giải nhất tuyệt đối, huy chương vàng và giải nhất về thực nghiệm.

 

(Theo VŨ HƯƠNG GIANG)

M: Nhà giáo Nhân dân

Gợi ý:

a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, KI niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, KI niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

2. Hỏi người thân về những người phụ nữ anh hùng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của nước ta.

Gợi ý:

Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Định.