Tìm Kiếm

Soạn bài Con gái kém gì con trai?

Soạn bài Con gái kém gì con trai?

Hướng dẫn

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1.Cùng nói về những bạn nữ trong lớp hoặc trong trường có thành tích học tập và rèn luyện tốt.

-Bạn gái đó tên là gì, học ở lớp nào?

-Bạn đó có thành tích gì đáng khâm phục?

-Bạn đó đã phấn đâu rèn luyện như thê nào để đạt được thành tích ấy?

Gợi ý:

Lớp em có một bạn nữ luôn gương mẫu trong học tập lẫn rèn luyện. Bạn ấy tên là Minh Châu.

Bạn Châu làm văn rất mạch lạc, đầy đủ ý, bài văn sinh động nhờ các biện pháp so sánh và nhân hóa. Còn môn Toán thì khỏi phải nói, bạn đứng đầu trong cả khối 5.

Để có được thành tích ấy, bạn luôn phấn đấu và rèn luyện. Châu thường xuyên đọc sách, mở mang kiến thức. Mỗi bài toán bạn thường giải bằng nhiều cách. Bạn Châu là một bạn nữ mà ai cũng ngưỡng mộ.

2.Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn “Con gái” (SGK/9, 10)

5.Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1)Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

2)Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

3)Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay dổi quan niệm về “con gái’’ không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

 

4)Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?

Gợi ý:

1) Khi mẹ sinh em gái thì Dì Hạnh của Mơ báo rằng lại một vịt trời nữa và bố và mẹ của Mơ đều có vẻ buồn buồn.

2)Mơ luôn là học sinh giỏi ở lớp. Tan học về, Mơ tưới rau, chẻ củi rồi nấu cơm giúp mẹ, trong khi các bạn trai thì còn mải chơi bóng. Mẹ mới sinh em bé, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ còn dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu em Hoan.

3)Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã có thay đổi quan niệm về “con gái”.

Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thơ, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Dì Hạnh rất tự hào về Mơ khi cho rằng một trăm đứa con trai cũng không bằng cháu gái của dì.

4)Trai và gái đều bình đẳng như nhau. Điều quan trọng là người con đó ngoan ngoãn, hiếu thảo và giỏi giang.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Tập viết đoạn đối thoại

1)Đọc lại một trong hai phần sau đây của bài Một vụ đắm tàu:

-Phần thứ nhất: đoạn 1 và đoạn 2 (từ đầu đến gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn)

-Phần thứ hai: đoạn 3 và đoạn 4 (từ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đến hết)

2)Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau (SGK/11, 12)

 

Gợi ý:

Màn 1:Giu-li-ét-ta

……………………

……………………

……………………

Giu-li-ét-ta: – Không! Mình đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp bố mẹ.

Còn cậu thì sao, Ma-ri-ô?

Ma-ri-ô:- Mình đang trên đường về quê sống với họ hàng. Bố mẹ mình vừa mới mất. Cậu thật hạnh phúc vì còn bố, còn mẹ.

Giu-li-ét-ta: – Mình thành thật chia buồn với cậu. Mình chúc cậu gặp nhiều may mắn và hạnh phúc bên những người họ hàng của cậu.

Ma-ri-ô:- Cảm ơn Giu-li-ét-ta! Mình cũng chúc cậu luôn hạnh phúc bên bố mẹ.

Giu-li-ét-ta: – Thôi, khuya rồi, mình phải về phòng đây! Sáng mai, chúng ta sẽ gặp lại. Chúc cậu ngủ ngon.

(Ma-ri-ô chưa kịp chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, cậu ngủ dúi xuống, Giu-li-ét-ta hốt hoảng chạy tới, quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn,) dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn)

Giu-li-ét-ta: – Chắc là cậu đau lắm! Nhưng cậu đừng lo lắng. Mình đã lau sạch và băng vết thương lại cho cậu rồi. Sẽ không sao nữa đâu.

Ma-ri-ô:- Cảm ơn cậu, Giu-li-ét-ta.

Màn 2: Ma-ri-ô

……………………

……………………

……………………

Người đưa xuồng: -Còn một chỗ đấy! Chỗ cho đứa nhỏ thôi! Xuống mau!

(Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, mắt thẫn thờ tuyệt vọng. Ma-ri-ô đăm chiêu, chợt mắt cậu sáng lên đầy quyết tâm)

Ma-ri-ô: -(Hét to) Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ… (Ma-ri-ô ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta ném xuống nước)

 

Tiếng nhiều người: -Mau kéo cô bé lên xuồng!

Giu-li-ét-ta: -(Bật khóc nức nở, vẫy tay về phía chiếc tàu)

Vĩnh biệt Ma-ri-ô!

3.Nghe thầy cô kể lại câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi.

Tham khảo bài làm tại đây:https://vietvanhoctro.com/ke-chuyen-lop-truong-lop-toi-33-2360.html

5.Kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật Lâm hoặc Quốc trong câu chuyện.

Gợi ý:

Thay từ tôi bằng từ Lâm hoặc Quốc và thay từ Quốc bằng từ tôi.

6.Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện.

Gợi ý:

Câu chuyện khen ngợi một lớp trướng nừ vừa học giỏi vừa chu đáo, xốc vác trong công việc của lớp. Mọi người đều nể phục, nhất là các bạn nam.