Phân tích tâm trạng nhân vật Liên.
Hướng dẫn
Đề bài
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên.
Bài làm.
Giữa những bộn bề phồn tạp của buổi chợ phiên văn chương, giữa những náo nhiệt đông đúc của gian hàng lãng mạn. Thạch Lam đã được biết đến là một chủ cửa hàng khá đặc biệt với những dư vị nhẹ nhàng, trong trẻo. Thạch Lam đã đưa người đọc đến những miền đất mới mẻ, với những khát khao, ước mơ vươn lên cuộc sống của con người và những điều được Thạch Lam thể hiện rõ nét qua tác phẩm “Hai Đứa Trẻ”, đặc biệt là qua tâm trạng của nhân vật Liên.
Quả không sai khi nói rằng sản phẩm văn học chỉ được khai sinh khi nó là kết quả nhào nặn từ những trải nghiệm đời sống, nếu sáng tạo văn học chỉ hoàn toàn là sản phẩm của cơ cấu và tưởng tượng mà không mang tới thơ của đời sống thi sĩ không truyền tải được cảm xúc đến người đọc, văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời. Vốn là một nhà văn nặng tình với cuộc sống, Thạch Lam đã lôi cuốn người đọc qua từng trang sách của mình bằng một trái tim đầy dung cảm. hai đứa trẻ là một truyện ngắn của ông in trong tập “nắng trong vườn” xuất bản năm 1938. Cảm hứng bao trùm của tác phẩm là niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những con người nhỏ nhoi nơi Phố huyện bình lặng, tối tăm, điều đó được thể hiện thông qua tâm trạng nhân vật Liên.
Bối cảnh của câu chuyện là một Phố huyện nhỏ, nghèo xơ xác, có đường tàu đi qua, một ga xét nhỏ, một cái chợ nhỏ nằm giữa thôn xóm và cánh đồng. Thời gian là cảnh chiều muộn và cảnh đầu hôm cho đến lúc chuyến tàu đi qua có hai đứa trẻ ngồi trong một gian hàng xóm nhỏ, ngồi ngắm cảnh vật và cố Đợi chuyến tàu đi qua.
Dưới con mắt tinh tế của một cô bé mới lớn, bức tranh Phố huyện buổi chiều hiện lên thật đẹp. Bức tranh có sự hòa quyện giữa màu sắc, âm thanh và đường nét rõ rệt. Đó là tiếng trống thu không báo hiệu một ngày sắp tàn, tiếng ếch nhái kêu ra ngoài đồng ruộng theo gió đưa vào. Điểm thêm vào bức tranh ấy là màu đỏ rực như lửa cháy ở phương Tây, màu hồng như hòn than sắp tàn của những đám mây lững lờ trôi, phía bên kia dãy tre làng đã bắt đầu đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời màn đêm dần buông. Xuống nhìn ngắm cảnh chiều muộn êm ả, một buổi chiều hạ êm như nhưng Liên cảm thấy man mát buồn, Liên ngồi bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập dần và cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, đó chính là cái buồn trước giờ khắc của ngày tàn.
Có ý kiến cho rằng, Liên là một cô bé ngây thơ với tâm hồn đôn hậu và trong sáng. Điều đó được thể hiện rất rõ khi Liên nhìn thấy hình ảnh của mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở chợ chúng đang lom khom, tìm tòi, nhặt nhạnh tất cả những gì của người bán hàng để lại cho dù đó chỉ là một vài Thanh nứa, thanh tre. Liên thấy thương chúng hay thương cho chính bản thân mình và những con người nơi đây, và chính cô cũng không có gì để mà cho chúng.
Cuộc sống tẻ nhạt, tù túng nơi. Phố huyện đã khiến Liên có những thương cảm sâu sắc đối với những kiếp người sống lay lắc đang từng ngày từng giờ phải vật lộn với cuộc sống để kiếm từng đồng lẻ. Đó là hình ảnh của mẹ con chị Tý, cả đời chị gắn liền với bóng tối và ngày nào cũng gặp lại những công việc quen thuộc “ngày đi mò cua bắt ốc. Tối thì dọn ra hằng nước này dẫu biết rằng chẳng kiếm được là bao, đó còn là gia đình bác xẩm với chiếc thau trắng để trước mặt vẫn trống rỗng, đó là gánh phở Bắc siêu với biết bao lam lũ vất vả gánh nặng cuộc đời dường như đang đè nặng trên đôi vai của Bác”.
Dù mỗi người một hoàn cảnh nhưng ai cũng giống nhau ở cái nghèo, người lớn thì như cây héo hắt, trẻ em chỉ như những mầm cây yếu ớt không có chất dinh dưỡng nên thương xót và mong muốn có một cái gì đó khuấy động bầu không khí ngột ngạt, tù túng nơi đây, và cũng giống nhiều người ở đây Liên luôn cố thức để đợi tàu chạy.
Chắc hẳn chuyến tàu đêm có một ý nghĩa rất quan trọng với con người nơi đây, nó đã đem đến cho con người nơi đây một thứ ánh sáng khác xa với ánh sáng leo lắt ở một phố huyện, chuyến tàu đêm mà họ cố thức để chờ đã đem đến cho họ niềm vui, cho họ quên đi thực tại, tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt lên hoàn cảnh. Với chị em Liên chuyến tàu không phải là cơ hội để họ có thể bán được nhiều hàng hơn và chuyến tàu ấy đã giúp họ được sống trong quá khứ tươi đẹp, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một gia đình hạnh phúc…
Vì có ý nghĩa lớn đến vậy nên tâm hồn của Liên cũng có những thay đổi sâu sắc, khi đợi Tàu, khi tàu chưa đến Liên đã khắc khoải chờ mong dù đã buồn ngủ nhưng em vẫn cố thức để đợi tàu. Khi tàu đến Liên sung sướng kéo tay An dậy. “Dậy đi An”, liên dắt tay em ngắm nhìn thứ ánh sáng kỳ diệu. Cô ngắm nhìn cả những con tàu sang trọng đồng và đèn lấp lánh và dù theo lời An thì hôm nay tàu kém sáng hơn, khi tàu đi qua liên nhìn theo đoàn tàu đầy nuối tiếc mãi đến khi cái chấm xanh biến mất tiếng Tàu cũng lạnh dần cuộc sống trở lại về yên tĩnh để ngắt.
Khắc họa tâm trạng khắc khoải ấy của Liên, Thạch Lam như muốn thể hiện sự đồng cảm với những con người nghèo khổ nơi Phố huyện. Đồng thời tin tưởng vào khả năng vươn dậy của họ, niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn như một nhà văn đã từng viết “thà thắp lên một ngọn nến, còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng đêm”.
Với cách viết truyện không có cốt truyện mạch truyện phát triển nhẹ nhàng theo thứ tự phát triển cảm xúc của nhân vật, cùng với từ ngữ, hình ảnh tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam đã tạo được tiếng vang lớn trong nền văn học hiện đại, để lại ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc.
Tác phẩm đã kết thúc, nhưng những rung cảm trong tâm hồn của nhân vật Liên vẫn còn đọng lại trong trái tim ta như những nốt nhạc nhẹ nhàng, trong veo, hút lên muốn thoát khỏi cuộc sống tù túng ở hiện tại, để nhân lên thành một tương lai tốt đẹp hơn./.
Theo Sachvanmau.com