Tìm Kiếm

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Bài làm

Truyện Một người Hà Nội sáng tác năm 1990, in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, nhà xuất bản Hà Nội năm 1995. Đây là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Khải, thể hiện cái nhìn vô cùng mới mẻ của mình về con người, cuộc sống với một hình thức nghệ thuật in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.

Một người Hà Nội”, với nhan đề như vậy nhà văn đã mở ra hình tượng trung tâm của tác phẩm là một người Hà Nội mang trong mình vẻ đẹp Hà Nội thuần túy không trộn lẫn. Bên cạnh đó còn mở ra không gian nghê thuật cổ kính, mảnh đất Kinh Kì, nghìn năm văn hiến đã trải qua cùng những thay đổi của thời đại. Cũng từ nhan đề có thể soi sáng được tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

phan tich tac pham mot nguoi ha noi cua nguyen khai - Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Tác phẩm với nhân vật chính là cô Hiền, người xuất thân từ gia đình Hà Nội giàu có, thân thiện. Ở cô Hiền thấm sâu vẻ đẹp tinh thần, văn hóa cốt cách của một người Hà Nội gốc, tạo nên nơi người đọc về vẻ đẹp ấy sẽ bền vững, không bị nhạt nhòa theo thời gian. Cô cũng là người có tình yêu và gắn bó sâu sắc với mảnh đất Hà Nội. Ngay cả khi nơi đây có đang oằn mình trong bom đạn thì cô vẫn bám trụ lại mảnh đất này bằng tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào sự trường tồn của Hà Nội.

 

Trải qua bao biến cố thăng trầm của đất nước, cô Hiền vẫn giữ được nét đẹp vẹn nguyên trong tâm hồn người Hà Nội không pha trộn. Cô luôn tin tưởng vào tương lai của Hà Nội ngay cả khi sự nghiệt ngã của cuộc sống hiện đại mà người ta dần làm mất đi phần hồn của Hà Nội nhưng cô Hiền vẫn ung dung kể chuyện cây si cổ thụ. Cây si cũng như sự đắp đổi của thời gian, đời người nếu được con người cứu chữa nó sẽ tiếp tục sống lại và hồi sinh.

Tác giả không miêu tả ngoại hình mà chỉ kể về cách sống, cách ứng xử của cô Hiền trong mối quan hệ với người thân trong gia đình, với bạn bè, với thời cuộc… Người kể chuyện không chỉ quan sát mà đôi lúc còn trực tiếp tham gia vào câu chuyện, vì thế mà lời kể, lời bình có vẻ khách quan. Chín năm kháng chiến chống Pháp, cô Hiền ở lại Hà Nội cùng chồng con. Hòa bình lập lại, đất nước tạm thời chia làm hai miền, cô không di cư vào Nam vì cô nghĩ rằng chồng cô làm nghề dạy học nên chế độ nào cũng cần. Nhưng nguyên nhân chính là cô không thể rời xa Hà Nội. Trong sâu thẳm tâm hồn cô, Hà Nội đã trở thành không gian sống quá quen thuộc nên không thể thiếu: Hà Nội đối với cô Hiền đồng nghĩa với một tình yêu lớn lao, sâu sắc.

 

Trong tác phẩm, tác giả còn thể hiện vẻ đẹp của Dũng, những thanh niên Hà Nội. Họ tình nguyện đăng kí đi đánh Mỹ với lòng sắt son, tình yêu nước nồng nàn. Trước cái chết của đồng đội, họ không những thấy tiếc thương mà còn hổ thẹn. Tuất là bạn của Dũng nhưng Tuất đã hi sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc, trước ngày toàn thắng có mấy ngày. Anh về đến Hà Nội “là muốn nhào ngay lại nhà ga, đến phòng phát thanh, gặp mẹ Tuất, nói với bà một lời, vì bọn cháu vẫn ở cạnh nhau suốt mười năm. Vậy mà phải mấy ngày sau, cháu mới dám đến. Cháu biết nói thế nào với một bà mẹ có con hi sinh, mà bạn của con mình lại vẫn còn sống đến tận bây giờ, đến hôm nay”. Thêm một nét đẹp nữa về con người Hà Nội. Họ biết đồng cảm với những người bất hạnh hơn mình. Phần cuối tác phẩm, cô Hiền đã già, Hà Nội đã đổi khác nhưng nét Hà Nội trong cô vẫn còn đó, không bị pha trộn. Chính bởi đó mà tác giả thể hiện sự tiếc nuối nếu nét ấy không còn. “Một người Hà Nội như cô chết đi thật là tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào đất cổ”.

Tác giả đã đem tới cho bạn đọc một tác phẩm với giọng văn nhẹ nhàng pha chất triết luận khi khắc khọa hình mẫu cô Hiền. Những người như cô Hiền sẽ soi sáng cho mỗi thế hệ Hà Nội, ấy chính là giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người mà Nguyễn Khải muốn ngợi ca.