Tìm Kiếm

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Bài làm

Nhà thơ Tố Hữu sinh năm 1920 là một nhà thơ lớn của dân tộc. Năm 1937, nhà thơ có cơ hội được giác ngộ cách mạng. Bài thơ “Từ ấy” ra đời đã ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ đấy của ông.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”.

“Từ ấy” là thời điểm nhà thơ đến với Cách mạng. Giác ngộ lý tưởng Cách mạng nhà thơ đã cảm giác như một thứ nắng hạ chói chan. Cách mạng như là “mặt trời chân lý” bừng sáng “chói qua tim”. Ông cảm thấy tâm hồn mình như được hồi sinh:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Tâm hồn ông có đủ âm thanh – tiếng chim, và màu sắc – hoa lá. Lời thơ như một tiếng reo vui rộn ràng, náo nức.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

“Buộc” – ý chỉ sự gắn bó đoàn kết với mọi người với nhân dân. Bên cạnh đó, nhà thơ muốn trang trải tình cảm, chia sẻ yêu thương với mọi người. Mục đích của nhận thức này chính là để cho “mạnh hối đời” – làm đội ngũ chiến đấu cho Cách mạng ngày một mạnh mẽ, vững bền. Ánh sáng Cách mạng đã dẫn lối cho ông có một quan niệm sống đúng đắn, hợp đạo lý.

 

Rồi ông nhận ra trách nhiệm của bản thân với cuộc đời:

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ”.

Ông muốn tận trung tận hiếu với từng gia đình như một đứa con, tiếp bước cha ông như một người em và gánh vác trách nhiệm chăm lo cho mọi đứa trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn. Điệp từ “là” nhấn mạnh từng nghĩa vụ, trách nhiệm của không chỉ nhà thơ mà còn là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ.

Bài thơ “Từ ấy” đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đã làm thay đổi cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu. Đảng là ánh sáng chân lý, tạo ra nhận thức và tiếp thêm sức mạnh cho nhà thơ vững bước đi theo con đường mình đã chọn.