Giải thích câu tục ngữ: “tiên học lễ, hậu học văn”
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “tiên học lễ, hậu học văn”
Mở bài Giải thích câu tục ngữ: “tiên học lễ, hậu học văn”
Bạn đã từng đặt câu hỏi vì sao câu tục ngữ “tiên học lễ, hậu học văn” lại trở thành khẩu hiệu trong hoạt động dạy và học ở giáo duch Việt Nam hay không? Và từ đó xuất hiện từ bao giờ, câu tục ngữ đó có ý nghĩa gì mà lại được làm khẩu hiệu học tập ở nước ta
Thân bài Giải thích câu tục ngữ: “tiên học lễ, hậu học văn”
Bây giờ chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu để làm rõ ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ đó:
“Tiên học lễ, hậu học văn” đó là một công thức của ngày xưa mà sau năm 1945 người ta đánh giá gọi nó là phong kiến, sau một quá trình đấu tranh thì câu “tiên học lễ, hậu học văn” xuất hiện hầu hết trên các giảng đường sư phạm, nếu như mình bình tĩnh phân tích thì nó cái hay cũng có cái dở, cái dở thì mình cố gắng phá vỡ nó đi, còn còn tốt cái đẹp thì cần phát huy.
Câu tục ngữ gồm hai vế, vê thứ nhất “ tiên học lễ” có nghĩa là trước khi học văn hóa, học bất cứ điều gì thì trước tiên chúng ta phải lễ nghĩa, cách ứng xử trước, theo như thời đại phong kiến, nó là quy ước, chuẩn mực để đánh giá một con người, vì thế thời xa xưa, người ta dạy bảo con cháu những lễ nghi trong cuộc sống rất nhiều, còn nhiều hơn học văn hóa, “hậu học văn” nghĩa là sau khi được giáo huấn và dạy dỗ, chỉ bảo xong lễ nghi thì ta mới bắt đầu vào học văn hóa.
Lễ nghĩa đó chính là phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục mà con người sản sinh ra trong cuộc sống, nó trở thành chuẩn mực để đánh giá con người, trở thành nếp sống của bộ phận người dân, đó là cách ứng xử sao cho lễ phép, dung hòa, sau khi được trau dồi các kỹ năng về các lễ nghĩa thì mới qua học văn hóa.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta muốn hoàn thiện bản thân mình, trước hết phải trau dồi lễ nghĩa, sau đó mới bắt đầu bàn tới việc học văn hóa.
Ông cha ta dặn dò và dạy bảo con cháu của mình toàn những điều hay, lẽ phải, chứ không ai dạy con mình những điều xấu xa, ví dụ như một người có kiến thức cao siêu, nhân tài của cả nước, được cử đi nước ngoài rèn luyện và học tập nhưng sau khi thành đạt anh ta lại quên đi quê hương, nơi chôn rau cắt rốn đã cho anh ta được như ngày hôm nay, rời bỏ quê hương, đi khắp bốn phương mà không biết dùng tài năng của mình để về xây dựng và phát triển đất nước, bỏ bố mẹ già mà đi biệt xứ biệt tích, thế thì học rộng tài cao để làm gì khi không tôn trọng bố mẹ, không hiểu nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, vậy những người giỏi giang như thế này mà cách ứng xử lại tệ hại như thế thì không ai xem trọng.
Kiến thức của ta dù sâu rộng đến đâu mà quên đi cái gốc, cái cốt lõi, tổ tiên và lễ nghĩa của mình đi như thế là không được, xem như nhân phẩm mình không có, con người như thế sẽ là người mang nhiều khuyết điểm.
Vì thế để trở thành con người tốt và nhân phẩm cao quý thì con người đó phải hội tụ cả hai yếu tố, tài năng và nhân phẩm của bản thân, nếu có học mà nhân phẩm bị biến chất, tha hóa thì cũng chẳng có ích lợi gì, nhưng người không có học mà cách ứng xử, đối nhan xử thế của người ta khôn khéo và thông minh thì ai cũng quý và tôn trọng.
Vì vậy chúng ta cần phải không ngừng trau dồi và rèn dũa bản thân mình mà đầu tiên là trau dồi đạo đức và lễ nghĩa thì mới trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội và đất nước.
Kết luận Giải thích câu tục ngữ: “tiên học lễ, hậu học văn”
Câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, là thước đo nhân phẩm của một con người, chúng ta cần phải ra sức học tập và rèn luyện bản thân để trở thành một người có ích, một công dân tốt, được mọi người yêu quý và tôn trọng.
Theo Vanmau.top