Đề thi học sinh giỏi Phân tích bài Vội vàng để chứng minh nhận định:Thế nào là thơ
Hướng dẫn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2017 – 2018
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút. Lớp 11 – THPT
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
Về kiến thức:
– Nắm vững kiến thức nghị luận xã hội.
– Nắm vững được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam, kiến thức lí luận văn học.
– Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam về đề tài, thể loại…
– Vận dụng kiến thức đã học kết hợp với các thao tác lập luận, phân tích và so sánh để viết bài.
Về kỹ năng và năng lực:
– Rèn luyện, củng cố kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn…
– Rèn luyện cho học sinh tập trung vào những khía cạnh nhỏ, những vấn đề nhỏ liên quan đến nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Biết cách sử dụng kết hợp kiến thức lí luận văn học kết hợp với kiến thức liên quan đến tác phẩm để giải quyết vấn đề một cách hợp lí.
– Biết vận dụng những tri thức và kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận xã hội.
– Từ đó, học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin.
+ Năng lực giải quyết tình huống.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề xã hội và văn học
Thái độ:
– Tự giác, độc lập, sáng tạo.
HÌNH THỨC RA ĐỀ KIỂM TRA
– Tự luận
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng số | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||
I. Tạo lập văn bản | – Nội dung chính của câu chuyện | – Hiểu được ý nghĩa xã hội của câu chuyện | Viết một bài văn nghị luận xã hội thông qua câu chuyện. | ||
Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: | 1 8.0 40% | 1 8.0 40% | |||
II. Tạo lập văn bản | – Nhận biết dạng đề, kiến thức liên quan đến tác phẩm. | – Ý nghĩa vấn đề đặt ra. | – Xác định, lựa chọn kiến thức phù hợp, sử dụng thành thạo các thao tác lập luận. | – Viết một bài văn nghị luận về một vấn đề bàn về văn học kết hợp lí luận văn học | |
Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: | 1 12.0 60% | 1 12.0 60% | |||
Tổng: Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: | 2 20.0 100% | 2 20.0 100% |
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (8 điểm)
Nêu suy nghĩ của anh/ chị về câu chuyện sau:
NHỮNG VẾT ĐINH
Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.”
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.”
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi”
(Trích “Qùa tặng cuộc sống”)
Câu 2 (12 điểm)
Lamactin – nhà thơ Pháp tâm sự:
“Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”.
Anh/chị có suy nghĩ gì về lời tâm sự trên? Bằng hiểu biết về bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), hãy làm sáng tỏ những suy nghĩ của mình?
SỞ GD & ĐT THANH HÓA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 Năm học: 2017 – 2018
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút. Lớp 11 – THPT
HƯỚNG DẪN CHẤM
CHÍNH THỨC
Câu 1: (6 điểm)
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết cách làm một bài nghih luận xã hội về một hiện tượng đời sống: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
– Biết cách kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lý, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Yêu cầu về kiến thức:
– Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung | Điểm | |
1 | 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: – Có đầy đủ Mở bài, Thân bài và Kết bài. Mở bài giới thiệu được câu chuyện và vấn đề xã hội mà truyện đặt ra; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của người viết; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. | 0.5 |
2 | 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Biết kiềm chế bản thân. | 0.5 |
3 | 3. Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng | 6.0 |
a. Tóm tắt câu chuyện, rút ra ý nghĩa: – Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện: câu chuyện kể về một cậu bé có tính cách nóng nảy. Theo lời người cha, mỗi khi nổi nóng với ai đó thì cậu bé đóng một cây đinh lên hàng rào. Ban đầu, số lượng đinh được đóng lên tường ngày một nhiều. Nhưng sau đó cậu ta dần kiềm chế cơn nổi nóng của mình và dần nhổ được hết những chiếc đinh đã đóng trước kia. Sau khi nhổ, những lỗ đinh vẫn để lại trên hàng rào mà không cách nào lành lại được. – Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện là bài học điển hình về sự nóng giận. Nóng giận có thể sửa đổi và kiềm chế theo thời gian nhưng những cơn nổi nóng đã qua có thể gây ra những tổn thương và vết sẹo trong tâm hồn người khác và khó lòng xóa nhòa được | 0.75 0.75 | |
b. Bàn luận, mở rộng | ||
– Cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta luôn tồn tại vô vàn áp lực. Đôi lúc khó khắn, thử thách khiến bạn không giữ được bình tĩnh và dễ nổi nóng. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ với người khác trong xã hội. – Trong cuộc sống, không ai là không từng mắc những sai lầm. Tuy nhiên điều quan trọng là khi mắc những sai phạm đó, chúng ta rút ra được bài học gì để sai lầm đó không còn lặp lại. Câu chuyện về cậu bé với “những vết đinh” là bài học cho mỗi người. Câu chuyện là bài học sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống – Khi con người ta nóng giận, con người sẽ không có đủ bình tĩnh, tỉnh táo để làm chủ lời nói, hành động của mình. Những lời nói, hành động ấy như những mũi đinh nhọn đâm vào tâm hồn người khác khiến họ đau đớn, tổn thương. Ấn tượng ấy để lại dấu ấn không tốt lâu dài, không dễ gì mất đi. – Nóng giận là nhược điểm của không ít người trong cuộc sống. Nhiều người vì nóng giận mà gây ra những hậu quả khôn lường với người khác và bản thân. (Dẫn chứng: tại Lào Cai, Tẩn Láo Lở vì do cãi nhau nên nổi nóng với chị Mẩy. Trong cơn tức giận, y đã giết chết chị Mẩy cùng 3 đứa con của chị. Đó là sai phạm gây ra hậu quả khôn lường) – Nếu kiên trì, nỗ lực, tự rèn luyện, con người sẽ kiềm chế được những cơn nóng giận. Mỗi chúng ta cần phải biết kiềm chế và học cách kiềm chế cơn nóng giận của bản thân giống cậu bé trong câu chuyện. – Kiềm chế sự nóng giận sẽ khiến tâm hồn mình được thanh thản và mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. | 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 | |
c. Bài học nhận thức | 1.0 | |
– Rèn luyện để kiềm chế sự nóng nảy của bản thân – Xây dựng thói quen tốt trong giao tiếp, ứng xử – Bao dung với những người nóng nảy phạm sai lầm nhưng quyết tâm sửa chữa… | ||
4 | 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ, kiến giải về vấn đề | 0.5 |
5 | 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | 0.5 |
Câu 2: (12 điểm)
- Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
– Biết cách kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lý, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Yêu cầu về kiến thức:
– Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung | Điểm | |
1 | 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: – Có đầy đủ Mở bài, Thân bài và Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của người viết; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. | 0.5 |
2 | 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: | 0.5 |
3 | 3. Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng | 10.0 |
Người viết có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: a. Giải thích: – Thơ không chỉ là một nghệ thuật: thơ là nghệ thuật kì diệu nhất của ngôn ngữ, hấp dẫn, lay động lòng người bởi cái đẹp của từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu… – Thơ là sự giải thoát của lòng tôi: Thơ là tiếng nói tình cảm, tâm hồn của nhà thơ với bao vui buồn, ước mơ, hi vọng… -> Thơ không chỉ là sản phẩm kì diệu của nghệ thuật ngôn từ mà thơ là phương tiện giai tiếp, bộc bạch tình cảm của người nghệ sĩ với đời. | 1.5 0.5 0.5 0.5 | |
b. Bàn luận, mở rộng | 3.5 | |
– Ý kiến nói lên được đặc trưng cơ bản của thơ. – Những nhà thơ lớn là những bậc thầy về ngôn ngữ, những bài thơ hay phải có ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu cảm xúc, giàu sức gợi, hình ảnh đẹp, phong phú… – Thơ chỉ tràn ra khi các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ dâng trào cao độ, đòi hỏi được giãi bày, chia sẻ, cảm thông… – Thơ là tiếng nói tâm hồn nên thơ dễ lay động hồn người. Đó là tiếng lòng đi đến những tấm lòng đồng điệu. | 0.5 1.0 1.0 1.0 | |
c. Chứng minh qua “Vội vàng” của Xuân Diệu | 4.0 | |
– Nghệ thuật: Bài thơ hay bởi những cảm xúc được biểu hiện trong một hệ thống ngôn ngữ giàu tính nghệ thuật: + Hình ảnh thơ phá cách, mới lạ, độc đáo (Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi…) + Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc sử dụng với mật độ dày đặc… + So sánh, đối lập… – Nội dung: + Tiếng nói sôi nổi, mãnh liệt của một hồn thơ yêu đời ham sống, bởi những quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ. d. Đánh giá: – Ý kiến đúng về tiêu chí về một bài thơ hay – Những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt chân thành, mang tính thẩm mĩ cùng sự sáng tạo trong hình thức biểu hiện sẽ làm nên sức sống cho thơ – Đó là bài học quý giá cho những người muốn trở thành thi sĩ, những người yêu thơ muốn thâm nhập thế giới bí ẩn của thơ. | 2.0 2.0 1.0 | |
4 | 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ, kiến giải về vấn đề | 0.5 |
5 | 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | 0.5 |
Lưu ý: Giáo viên có thể căn cứ vào bài viết của học sinh, khuyến khích những bài viết mang tính sáng tạo.
Theo Sachvanmau.com