Đề thi chọn đội tuyển HSG văn 11Cái tôi trong Vội vàng và Tràng Giang
Hướng dẫn
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề) Đề bài gồm có 01 trang |
Câu 1( 8 điểm ):
Vị đắng trong cuộc sống.
Câu 2: (12,0 điểm)
“Là người không nên có cái tôi…Nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi “(Tùy viên thi thoại – Viên Mai – Trung Quốc)
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận và làm sáng tỏ cái tôi của Xuân Diệu trong Vội vàng và của Huy Cận trong Tràng giang.
………….Hết………..
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC | KỲ THI HỌC SINH GIỎI HƯỚNG DẪN CHÂM MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 11 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề Đáp án gồm có 03 trang |
YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo cách khác, nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | * Về kĩ năng – Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. – Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu. * Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích: – Vị đắng trong thức ăn thường có ko nhiều, ngoài Hoàng liên có vị đắng nhất, thì còn lại có những thứ đắng có thể ăn được: hạnh nhân, tâm sen, lá đắng, mướp đắng. Đồ uống: Trà đắng, cà phê đắng,…vị đắng ở những loại thực phẩm, đồ uống mang lại hương vị đặc biệt, hấp dẫn; với một vị giác phổ biến của con người trên hành tinh này. – Trong cuộc sống có rất nhiều vị đắng: đó là những nặng nề, cay đắng, đau khổ, mất mát, bất hạnh, …. Nhìn chung nó mang lại nỗi buồn đau cho con người -> Vị đắng là điều không tránh khỏi trong cuộc sống 2. Bàn luận: – Cuộc sống không hề bằng phẳng, luôn có những khó khăn thử thách, mà con người phải đối diện. Muốn vượt qua để đi đến thành công là phải chấp nhận chiến đấu với gian khổ, có nhiều khi vấp ngã, thất bại, mất mát-> phải khổ. – Gặp gian khổ mà không ngại ngần chùn bước, sẽ tôi luyện cho con người ý chí, lòng quả cảm, cho chúng ta những bài học kinh nghiệm xương máu để vượt qua đắng cay mất mát. Đó là cách để chúng ta trưởng thành và đi tới thành công. – Không hiếm người chỉ cần gặp một chút khó khăn gian khổ trong cuộc sống là đã than thân trách phận, là đã buông xuôi đầu hàng. Những con người đó sẽ phải chấp nhận bất hạnh và cay đắng suốt đời 3. Bài học nhận thức và hành động: –.Luôn chấp nhận những gian lao thử thách trong cuộc sống và trong học tập vì sự học rễ của nó đắng nhưng quả của nó ngọt – Bằng mồ hôi công sức từng bước khẳng định và đạt kết quả cao trong học tập rèn luyện: Thiên tài 99% là mồ hôi nước mắt | 1,0 2,0 3,0 2,0 |
2 | * Yêu cầu về kĩ năng: – Biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học kết hợp với kiểu bài phân tích tác phẩm thơ. Phương pháp, kĩ năng làm bài chắc chắn, linh hoạt. – Văn viết giàu cảm xúc, hình ảnh. – Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đạt, kiến thức và ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: I. Giải thích: – Làm người không nên có cái tôi: Cái tôi ở đây có thể hiểu là ý thức cá nhân, cũng như cá tính riêng của mỗi người. Trong cách nghĩ của người xưa là hiện thân của một tư tưởng cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, nhỏ bé, tầm thường. – Làm thơ: sáng tác văn chương; đặt ra yêu cầu bức thiết, sinh tử đối với thơ ca là không thể không có cái tôi. Cái tôi trong thơ ca được hiểu là cái tôi cảm xúc, cá tính sáng tạo của nhà thơ. => Nhà thơ Viên Mai: đặt ra yêu cầu quan trọng đối với nhà thơ là phải thể hiện cái tôi cá nhân vào trong sáng tạo nghệ thuật của mình. Trang thơ phải thể hiện được cái tôi của nhà thơ sâu sắc nhất. II. Bình luận: – Làm thơ không thể không có cái tôi: Điều đó bắt nguồn từ đặc trưng của thơ ca. Thơ là sự tự thể hiện mình một cách chân thực nhất. NĐT “Thơ là tiếng nói đầu tiên tiếng nói thứ nhất của tâm hồn con người”; Thơ là “tiếng lòng của nhà thơ“(Diệp Tiến). Nhà thơ tìm đến thơ để giãi bày những cảm xúc dâng trào không nói ra không được.In đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Xúc cảm trong thơ là những trăn trở, tình cảm suy nghĩ của chính nhà thơ, nên làm thơ không thể không có cái tôi là vậy. – Do quy luật, bản chất của sáng tạo nghệ thuật là luôn sáng tạo: “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có“(Nam Cao)=> đòi hỏi nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn. III. Trở thành quan điểm sáng tác ý nghĩa, xác đáng đối với thơ ca, nói rộng ra là văn chương nghệ thuật. Ý kiến này đã thể hiện sâu sắc trong thực tế sáng tác thơ ca không chỉ ở Trung Quốc mà còn đối với thế giới và đặc biệt trong phong trào Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1932-1941. Làm xuất hiện một loạt cái tôi độc đáo tạo nên sự phong phú của một thời đại thơ ca. Với những cây bút tiêu biểu và ở những thi phẩm nổi tiếng của họ: 1. Xuân Diệu và bài Vội vàng a. Cái tôi của Xuân Diệu: – Là nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ mới, với hồn thơ nồng nàn, đắm say: ” Ta đắm say cùng Xuân Diệu“(Hoài Thanh). Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt khi vui cũng như khi buồn đều nồng nàn tha thiết. – Lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, say mê, mãnh liệt của một niềm khát khao được giao cảm với cuộc đời(Nguyễn Đăng Mạnh). Đã khiến thơ Xuân Diệu có một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. b. Ở Vội vàng tiêu biểu cho hồn thơ ấy của thi sĩ: – Ham muốn kì lạ, khác thường: cầm giữ mùa xuân. – Ở sự cảm nhận mùa xuân đẹp mới lạ, đầy sức sống, sức quyến rũ như một người tình rạo rực say mê đắm đuối. Ở niềm khát khao tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân nơi trần thế tuyệt đẹp như hưởng thụ tình yêu. – Ở quan niệm tuổi trẻ và tình yêu thiết tha đối với tuổi trẻ của con người. – Ở lòng ham sống đến tham lam ham hố, muốn hưởng thụ đên tuyệt đích vô biên mọi cái đẹp, cái vui của cuộc sống này, giữa lúc tuổi trẻ, như trạng thái yêu đương mỗi lúc một mãnh liệt. 2. Huy Cận và Tràng Giang: a. Là cái tôi buồn sầu, ảo não bậc nhất của Thơ mới. Người đã gọi dậy cái hồn buồn Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này. Để rồi “ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận“(Hoài Thanh”): b. Tràng giang tiêu biểu cho hồn thơ ấy: – Nỗi buồn sầu vũ trụ trải dài, vươn rông đến vô cùng vô tận của sóng nước tràng giang. – Nỗi niềm cô tịch trước không gian hoang vắng, hun hút với ba chiều càng buồn càng sầu. – Niềm khat khao giao cảm với đời – Nỗi nhớ quê da diết. III. Đánh giá – Còn biết bao tiếng thơ độc đáo nữa hiện hữu trong phong trào thơ mới như hồn thơ rộng mở của thế Lữ; trong sáng như Huy Thông, mơ màng như Lưu Trọng Lư, kỳ dị như Chế Lan Viên,….. – Những hồn thơ ấy, đã góp phần làm nên một thời đại rực rỡ chưa từng thấy trong thi ca VN | 1,0 2,0 2,0 6,0 3,0 3,0 1,0 |
Lưu ý:
* Ghi chú: Nếu học sinh có ý kiến ngoài hướng dẫn nhưng có những kiến giải hợp lý, thuyết phục thì giám khảo vẫn đánh giá, cho điểm (không vượt quá điểm tối đa của từng phần).
Theo Sachvanmau.com