Tìm Kiếm

Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Hướng dẫn

Cảm nghĩ về nhân vật em ấn tượng nhất trong truyện ngắn “hai đứa trẻ” của Thạch Lam:

Bài Làm

Ngày ấy Hoàng Đạo anh trai của Thạch Lam từng nói: “50 năm nữa người ta có thể quên tôi và Nhất Linh, nhưng người ta sẽ nhớ em trai tôi, Thạch Lam” và hơn 50 năm sau ta gặp một tác phẩm mang nặng sức lay động như “gió lạnh đầu mua: một tác phẩm như một áng thơ cổ tích “Dưới bóng hoàng lan” và đặc biệt hơn cả, ta gặp một ước mơ và hoài vão giữa những quãng thời gian tù túng của những năm 1930-1945 ngày ấy, Liên và An trong Hai đứa trẻ.

Đọc văn Thạch Lam ta không chỉ được lay động bởi phong cách ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế và sâu sắc. Mà quan trọng hơn, dưới những ngôn từ ấy ta tìm thấy một hình tượng nhân vật độc đáo, và những chi tiết quan trọng, đặc sắc như “những chữ trong thơ tứ tuyệt”.

Một nhà văn chân chính phải là người biết đào sâu, khơi lên những điều mới mẻ đầy sáng tạo. Bởi lao động nghệ thuật chính là lao động của sáng tạo, tác giả vừa phải mang vào tác phẩm mình hình tượng mang tính điển hình, có tính khái quát cao vừa thể hiện quan niệm thẩm mĩ của tác giả, mà còn cô đúc trong tác phẩm những chi tiết ngắn gọn, mang ý nghĩa và đủ sức truyền tải tư tưởng của nhà văn.

Đối với “hai đứa trẻ” ta gặp một cô gái có tâm hồn nhạy cảm là Liên. Những cảm nhận của chị như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm. Ta gặp Liên trong một buổi chiều giữa tiếng trống thu không và tiếng ếch nhai kêu ngoài đồng ruộng. Đọc về Liên, hiểu về Liên mà thấy yêu chị lắm, tôi có cảm tưởng mình nhìn thấy một cô gái nhỏ, ngồi trông hàng cho mẹ, chậm rãi quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh đầy nghèo khó, tù túng. Tâm hồn nhân hậu của Liên kể cho chúng ta về những đứa trẻ nghèo, kể cho chúng ta về cuộc sống với những chị Tí, với bà cụ Thi, bác Xẩm và ta còn tìm thấy một khát vọng một nỗi buồn thăm thẳm sâu kín của chị, khi chỉ là một đứa trẻ. Nếu bằng tuổi Liên, những đứa trẻ ấy hẳn vẫn còn ngây thơ lắm, hồn nhiên và vô tư với cuộc đời trong con mắt vẫn chỉ ngập tràn những điều kì diệu. Thì với Liên lạc khác, chính sự hiểu về cuộc sống một cách tinh tế của Liên, một đứa trẻ đam đang, nhân hậu, mang một nỗi buồn sâu kín về tuổi thơ kém may mắn chính điều đó đã lay động trái tim mỗi người đọc. Ta đọc về Liên, ta yêu Liên và ta còn hiểu Liên, cũng như hiểu về một tuổi thơ trong lòng những đứa trẻ là những hồi ức, những “bóng tối ngập đầy”

Nếu hình tượng nhân vật liên mang tính khái quát cao rất điển hình cho số phận của những con người sống nhờ buổi ấy, tựa như hai cô gái trong tỏa thiên nhị Kiều của Xuân Diệu đã viết: “Tôi cảm thấy mơ hồ khi trông hai cô, một nỗi buồn cả người và trong sự vật” Đối với tôi, cô bé mới lớn, nhạy cảm với đời, những suy nghĩ mới lớn chính là điều đã khiến tôi lay động đầu tiên. Nếu ấn tượng về nhân vật Liên giúp tôi có cái nhìn gần gũi hơn về tác phẩm thì chi tiết trong tác phẩm khiến tôi hiểu rõ hơn về tư tưởng quan niệm của nhà văn và chi tiết ấy chính là lúc chuyến tàu đêm đi qua. Con tàu ấy mang linh của của tác phẩm là sự tương phản với những tăm tối tù túng, ngột ngạt nơi phố huyện, và đối với tôi, con tàu đêm đi qua phố nghèo ngày ấy chính là “nhãn tự” của cả bài văn, là linh hồn, con mắt của tác phẩm. Lúc đầu ta đã nghe một tiếng trống thu không “đánh một tiếng rồi chìm ngay vào đêm khuya” cùng cái bóng đèn con của chị Tí thì con tàu ấy, đã giúp chúng ta có một luồng ánh sáng mới, một ánh sáng “khác hẳn” với những âm thanh là “tiếng hành khách ồn ào” mang hơi thở của một vùng đất khác, cùng ánh sáng “sáng trưng” “lấp lánh” của những đồng và kền, của những “cửa kính sáng”. Chính chi tiết chuyến tàu vụt qua, mang theo âm thanh, ánh sáng, hình ảnh đã nâng tác phẩm lên một tầm cao mới. Con tàu ấy không chỉ trở những điều ấy đi qua mà còn mang hồi ức Hà Nội trong Liên vụt qua giữa tất cả những tối tăm tù túng. Như nhà văn Benlinxki đã nói: “Khát vọng chính là cái cao cả trong tác phẩm” và chỉ khi tác phẩm chứa đựng cái cao cả ấy mới là một tác phẩm chân chính, đủ sức nâng con người ta dậy, truyền cho ta ngọn lửa của sự sống. Con tàu trong tác phẩm không chỉ chứa đựng ý nghĩa tả thực mà còn mang giá trị nhân văn cao cả, con tàu ấy như một thế giới khác đi qua, thế giới ấy kể cho chúng ta nghe về một miền xa xôi nào đó, nơi ấy không chỉ không có ánh đèn con của chị Tí, những con người nghèo khó mà còn là khát vọng về một tương lai tươi sáng.

Thạch Lam rất đúng khi thông qua hình tượng Liên cùng chi tiết đắt giá này để thể hiện quan niệm, tư tưởng thẩm mĩ của mình, khi văn chương không phải là cách đem đến cho ta sự thoát ly hay sự quên mà còn mang đến cho ta một thứ cao cả hơn, xóa bỏ những điều giả dối, tàn ác để lòng người trong sạch và phong phú hơn. Niềm hi vọng vào một thế giới khác mà con tàu ấy mang lại, không chỉ khiến cho con người trong xã hội ấy mà con lay động đến bạn đọc muôn đời sau.

 

Tác phẩm Hai đứa trẻ đã vượt qua khỏi sự tàn phá của thời gian để trường tồn mãi mãi, hẳn phải mang nặng một tư tưởng và hình tượng Liên cùng chi tiết đoàn tàu xứng đáng về điều đó. Qua đó ta mới thấy được trái tim nóng bỏng của một người nghệ sĩ chân chính, làm sứ giả “dẫn đường đến xứ sở những cái đẹp” của Thạch Lam, tình yêu thương Thạch Lam gửi găm qua từng ngòi bút từ đó mới nổi bật lên được tư tưởng cao đẹp của toàn bộ tác phẩm. Và một tác phẩm xuất sắc, chắc chắn phải là một tác phẩm được viết ra từ tấm lòng nhân đạo từ trong cốt tủy. Cảm ơn Thạch Lam, cảm ơn Hai đứa trẻ đã để lại dư ba trong lòng bạn đọc muôn đời, muôn thế hệ.
Hai đứa trẻ

Theo Sachvanmau.com