HƯỚNG DẦN LÀM VĂN.
Đề bài gồm có 2 phần: Phần kể và phấn viết.
Nội dung kể và phần viết đều giống nhau: “kể, viết về một người hàng xóm mà em quý mền”.
Để thực hiện nội dung này, em cần tham khảo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa. Trả lời được những câu hỏi ấy và liên kết nội dung các câu trả lời lại, xem như em đã thực hiện được yêu cầu cơ bản đề ra. Sau đây là những câu hỏi gợi ý mở rộng để em tham khảo giúp em hiểu và viết được một đoạn văn hay.
Gợi ý dàn bài:
+ Giới thiệu người hàng xóm mà em sẽ kể, viết về người đó: Tên người đó là gì? Người già hay trẻ, đàn bà hay dân ông, thanh niên hay thiếu nữ? Người đó độ bao nhiêu tuổi, dễ tính hay khó tính, dể gần hay khó gần, yêu mến trẻ em ra sao?
+ Nghề nghiệp của người đó trước đây và bây giờ là gì?
+ Quan hệ tình cảm của gia đình em với người hàng xóm ra sao? Tình cảm của em với người đó như thế nào và ngược lại?
+ Cảm nghĩ của em về người hàng xóm.
Lưu ý: Phần kể: thuộc về văn nói, cần chú ý ngữ điệu khi kể.
Phần viết: thuộc về văn viết, cần chú ý trao chuốt từ ngữ khi dùng để câu văn vừa đúng ngữ pháp vừa có hình ảnh, ý diễn đạt rõ ràng và trôi chảy.
Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Những người con còn lại của cụ đều đã có gia đình và đều ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: “Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó”. Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hề có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói “Ở xóm này, bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm”. Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.