Tìm Kiếm

Lịch sử 7 Bài 4

BÀI 4      TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở trung quốc:
-Hình thành từ thế kỉ III(TCN) thời nhà Tần và được xác lập vào thời nhà Hán.
-Xã hội gồm 2 giai cấp:Địa chủ và nông dân tá điền.
2.Xã hội Trung Quốc thời Tần –Hán:
a.Nhà Tần ( Tần Thủy Hoàng)
-Chia đất nườc thành quận huyện,cử quan lại đến cai trị.
-Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất.
-Bắt nhân dân lao dịch.
-Gây chiến tranh và mở rộng lãnh thổ
b.Nhà Hán:
-Xóa bỏ chế độ hà khắc của pháp luật của nhà Tần.
-Giảm tô thuế,lao dịch
-khuyến khích sản xuất phát triển kinh tế.
-Tiến hành chiến tranh xâm lược.
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà Đường:
Thời nhà Đường,bộ máy nhà nước được củng cố và hòan thiện
-Cử người cai quản các địa phương.
-Mở nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài
-Giảm thuế, chia ruộng cho nông dân.
-Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ

Tuần:III                  BÀI 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Tiết:5                                                            (Tiếp theo)

4.Trung Quốc Thời Tống – Nguyên
Dưới thời Tống Trung Quốc được thống nhất nhưng không còn mạnh, Vua Mông Cổ ( Hốt Tất Liệt) đánh chiếm Trung Quốc lập ra Nhà Nguyên
a. Thời Tống
- Miễn giảm thuế, sưu đich
- Mở mang thuỷ lợi.
- Phát triển thủ công nghiệp: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí…
- Có nhiều phát minh :la bàn , thuốc súng , nghề in..
b.Thời Nguyên:
- Phân biệt đối xử giữa người Mông cổ và người Hán.
- Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
5. Trung Quốc thời Minh – Thanh
Nhà Nguyên tồn tại đến 1368, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh. Quân Mãn Thanh từ phương bắc lật đổ nhàMinh lập ra nhà Thanh
- XHPK thời Minh -Thanh lâm vào tình trạng suy thoái.
+ Vua quan ăn chơi xa xỉ.
+ Nông dân, thợ thủ công phải nộp thuế nặng nề.
+ Phải đi lao dịch, đi phu.
+Mần móng kinh tế TBCN phát triển
Xuất hiện nhiều xưởng dệt lớn, xưởng làm đồ sứ… với sự chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công ; Buôn bán với nước ngoài được mở rộng.
6. Văn hoá, khoa học – kỹ thuật Trung Quốc thời Phong Kiến
a.Văn hoá:
- Tư tưởng: Nho giáo.
- Văn học, sử học: rất phát triển.
- Nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc… đều ở trình độ cao.
b. Khoa học – kĩ thuật
- Nhiều phát minh quan trọng : giấy viết, la bàn, nghề in, thuốc súng
- Kỹ thuật đóng tàu, luyện kim, khai thác dầu mỏ… có đóng góp lớn với nhân loại