Tìm Kiếm

Nêu căn cứ phân biệt trạng ngữ của câu với định ngữ cho ví dụ?

Trạng ngữ
là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …
Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

VD:
- Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.
Tôi / lại về thăm Ngoại” là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian.

- Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.
Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức.

- Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.
Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm.

- Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.
Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích.

- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả.
Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

ĐỊNH NGỮ

Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt. Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.
VD:
- Chị tôi có mái tóc đen. ( đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ tóc”. Đen là định ngữ)
- Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (đen mượt mà là ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ tóc”. Đen mượt mà là định ngữ)
- Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ / tặng là cụm C-V, làm rõ nghĩa cho danh từ Quyển sách”. mẹ tặng là định ngữ