1. Thi tú tài môn văn là lần kiểm tra tổng hợp tri thức ngôn ngữ và văn học của chương trình phổ thông, nhất là chương trình trung học. Trong hệ thống tri thúc đó, tuy có sự ưu tiên nhất định cho chương trình 12 nhưng kiến thức tổng hợp lớp 10, 11 cũng không thể bỏ qua. Cho nên đề thi buộc thí sinh phải vận dụng kiến thức văn học đã học và Đọc thêm để hoàn thành bài làm. Muốn thế, thí sinh cần nắm vững: (1) hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình văn học bậc phổ thông, (2) phương pháp làm bài.
2. Các hướng ra đề thi:
- Tập trung vào các vấn đề văn học, các tác phẩm thuộc chương trình văn học lớp 11 và 12.
- Mở rộng đến văn học cổ điển và văn học hiện đại thuộc chương trình văn học lớp 10 và 11.
- Có dạng tổng hợp, bao quát cả lịch sử văn học, các vấn đề lý luận văn học.
3. Đề thi tú tài thường có hai đề, thí sinh chọn làm một đề
Một đề thi cụ thể gồm hai phần:
- Phần câu hỏi: Kiểm tra tri thức văn học; đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản và chính xác (tổng số điểm dưới 1/3 số điểm tối đa trong bài thi).
- Phần làm bài: Một bài nghị luận văn học hoặc nghị luận tổng hợp gọn nhẹ về nội dung nhưng có yêu cầu cao về hình thức diễn đạt (điểm 7 hoặc 8). Cũng có thể đề thi chỉ ra một đề làm văn, không có câu hỏi.
4. Phần câu hỏi:
Nhằm kiểm tra kiến thức văn học của thí sinh về:
1.Định nghĩa, nội dung ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của một thuật ngữ, một vấn đề văn học.
2. Cách nhận định một hiện tượng, một sự kiện văn học.
3. Các vấn đề lý luận văn học với một số nguyên tắc đã được công nhận.
4. Diễn biến, thành tựu, hạn chế của một thời kỳ văn học.
5. Giải đáp một vấn đề văn học mà không cần một tri thức phụ nào.
6. Tìm chủ đề của một bài thơ, văn, chủ đề tư tưởng của một tác phẩm văn học.
7. Phân tích, đánh giá một hoặc nhiều đặc điểm, yếu tố trong một tác phẩm văn học.
8. So sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa tri thức văn học.
5. Phần làm văn:
Bài làm văn đòi hỏi thí sinh phải đạt yêu cầu về tri thức và kỹ năng ở mức độ từ trung bình trở lên, với các đề bài thuộc một trong các dạng bài sau đây thuộc chương trình trung học phổ thông:
1.Nghị luận tổng hợp về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
2. Nghị luận tổng quát về tác phẩm văn học.
3. Phân tích tác phẩm trữ tình (bao hàm bình giảng thơ văn).
4. Phân tích tác phẩm tự sự (bao hàm phân tích một nhân vật văn học).
5. Phân tích tổng quát về tác giả văn học.
6. Nghị luận về lịch sử văn học hoặc lý luận văn học.
7. Làm bài văn tự do và sáng tạo.
CÁCH LÀM BÀI THI
1.Chọn đề
Thí sinh nên đọc kỹ cả hai đề. Sau khi tìm hiểu những yêu cầu của các câu hỏi và đề làm văn của mỗi đề, thí sinh mới quyết định chọn. Tránh làm nữa chừng đề này lại quay ngoắt sang đề kia, sẽ không còn đủ thời gian làm bài.
Thí sinh phải trả lời đủ phần câu hỏi và làm xong bài làm văn của đề tài đã chọn, tuyệt đối không được tự ý thay đổi (chẳng hạn câu hỏi đề 1 và làm văn đề hai); trong trường hợp này, giám khảo sẽ chỉ lấy phần có điểm cao hơn thuộc về một đề, tất nhiên thí sinh mất hẳn điểm của phần còn lại.
2. Làm bài:
a. Trả lời câu hỏi:
- Phải đọc thật kỹ các câu hỏi để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của các từ ngữ, thuật ngữ nhất là ngữ nghĩa các trợ từ, chỉ định từ trong các câu hỏi:
Gì, là gì-------------------------------: giải nghĩa.
nào------------------------------------: trình bày, có lí giải
thế nào, như thế nào----------------: khái niệm, nội dung, cách thể.
Ra sao------------------------------- : Trình bày nội dung, hiệu quả.
Vì sao, tại sao-----------------------: Lý do vì đâu mà có.
Từ đâu-------------------------------: nguyên do, xuất phát ở đâu
- Nếu đề bảo chép lại một bài, đoạn thơ, thí sinh cần lưu ý:
Chép đúng nguyên văn, đúng từ, chính tả, dấu dâu.
+ Nếu bài/đoạn thơ đó có cả bản phiên âm, bản dịch nghĩa và bản phiên dịch thơ, thì:
Ghi đúng và đủ một trong ba bản mà thôi.
Tuyệt đối tránh xen kẽ một câu thơ dịch với một câu thơ trong nguyên tác.
- Đối với bất cứ câu hỏi nào của đề thi, thí sinh cần trả lời đúng và đủ. Tránh trả lời thêm những điểm mà câu hỏi không yêu cầu: Phần trả lời thêm có thể bị trừ điểm nếu sai.
- Cần trình bày câu trả lời gọn, rõ. Có thể đánh số 1, 2, chữ cái a, b. Cấm dùng dấu hoa thị và những dấu hiệu, ký hiệu khác lạ.
b. Làm văn:
- Phương hướng chung là phương pháp làm từng kiểu bài: thí sinh đã được học, thực hành, vận dụng làm bài đầy đủ trên lớp trong năm học.
- Bài làm văn có điểm trung bình trở lên cần đạt yêu cầu về ba mặt: nội dung tư tưởng, phương pháp làm bài, cách diễn đạt và hình thức trình bày.
Tìm Kiếm
Home » Unlabelled » Cách làm bài thi văn trong kỳ thi tú tài theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào Tạo