Tìm Kiếm

Lịch sử 8 Bài 12

Tiết 18 Bài 12       NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I.Cuộc Duy Tân Minh Trị.
-Trước cuộc Duy Tân Nhật Bản là một quốc gia Phong Kiến lạc hậu.
-Các nước Phương Tây tìm cách “Mở cửa”Nhật.
-Năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cải cách.
-Nội dung:
+Kinh tế:Thống nhất tiền tệ,xoá bỏ sự độc quyền đất đai của giai cấp phong kiến,tăng cường phát triển kinh tế ở nông thôn,xây dựng cơ sở hạ tầng,đường xá,cầu cống,giao thông liên lạc.
+Chính trị- xã hội:Xoá bỏ chế độ nông nô,đưa Qúi Tộc tư sản lên nắm chính quyền,thi hành chính sách giáo dục bắt buộc,chú trọng nội dung Khoa học-Kĩ Thuật trong chương trình giảng dạy
+Quân sự:Được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây..
-Tính chất :là cuộc cách mạng không triệt để.
-Kết quả: mở đường cho Nhật Bản phát triển TBCN, thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây.
II.Nhật Bản chuyển sang Chủ Nghĩa Đế Quốc.
-Thời gian: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
-Biểu hiện:
+Xuất hiện công ty độc quyền Mít-xưi,Mít su-bi-si.
+Xâm lược thuộc địa.
+Phát triển công thương nghiệp,ngân hàng.
III.Cuộc đấu tranh của  nhân dân lao động Nhật Bản.
-Nguyên nhân:Nhân dân lao động bị áp bức bóc lột nặng nề,làm việc từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày,điều kiện lao động tồi tệ,lương thấp…
-Mục tiêu đấu tranh:Đòi quyền tự do dân chủ,đòi tăng lương và cải thiện đời sống.
-Kết quả:
+Các tổ chức công đoàn ra đời lãng đạo đấu tranh.
+1901 Đảng xã hội dân chủ Nhật thành lập .
+Từ năm 1906 phong trào phát triển mạnh hơn